Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 18/02/2011 - 10:45
Có những quy định trong lĩnh vực NH từ hơn 10 năm nay không thay đổi và hiện không những không còn phù hợp với thực tế, mà còn gây ra những tác động không tích cực đến chính sách cũng như phương thức điều hành tiền tệ.
NHTM được giữ đến 30% vốn bằng ngoại tệ được cho là quá lớn trong điều kiện hiện nay. Ảnh: Giang Huy
Một trong những số đó là quy định về trạng thái ngoại hối của tổ chức tín dụng. Cụ thể, một NHTM được nắm giữ 30% vốn tự có bằng ngọai tệ.
Nhiều năm trước, quy định nói trên là phù hợp. Vào đầu những năm 90, vốn tự có của các NHCP chỉ khoảng 200-300 tỉ đồng/đơn vị, họ được phép giữ 60-90 tỉ đồng bằng ngoại tệ (chủ yếu USD) tương đương 5-10 triệu USD là hợp lý. Nhưng nay vốn tự có của các NH đã tăng lên hàng chục lần, mà tỉ lệ 30% vẫn giữ nguyên, thì chẳng khác nào họ có một khoảng không rộng rãi để “vùng vẫy đầu cơ”. Chỉ tính riêng các NH quốc doanh và 5-6 NHCP lớn, tổng vốn tự có đã vào cỡ 100.000 tỉ đồng. Còn tính tất cả các NH lớn nhỏ, tổng vốn tự có không dưới 200.000 tỉ đồng và họ có thể nắm giữ 60.000 tỉ đồng, tương đương 3 tỉ USD ngoại tệ. Đó là con số quá lớn.
Mức độ lớn của con số đó đã góp phần tạo ra những con sóng đầu cơ trên thị trường liên NH ngoại tệ những ngày gần đây, đặc biệt là ba ngày đầu tuần này. Ngay từ thứ hai (ngày 14.2) một NH TMCP lớn đã liên tục mua vào USD trên thị trường liên NH ngoại tệ, đẩy giá liên NH lên 21.150 đồng/USD. Hai ngày tiếp theo 15 và 16.2, họ vẫn mua vào. Các thành viên khác chào bán giá nào họ cũng mua.
Điều này đã gây ra những băn khoăn từ phía người bán ngoại tệ, kiểu có tin tức gì đó mà NH kia nắm được? NH kia đang thiếu ngoại tệ trầm trọng sắp khủng hoảng? Phản ứng tâm lý diễn ra: Những NH thừa ngoại tệ ngừng bán ra; những NH đang thiếu một tỉ lệ nhỏ ngoại tệ, tuy chưa cần kíp nhưng cũng tranh thủ mua vào. Tỉ giá liên NH “nhảy” lên 21.250 rồi 21.340 đồng/USD. Vào lúc tỉ giá tiệm cận 21.350 đồng/USD, trong khi một số thành viên vẫn còn “mải mê”mua, NH kia bắt đầu bán ra.
Cùng với tin tức về khả năng NHNN tăng cường bán ra can thiệp “dội” về, tỉ giá liên NH giảm. Tuy vậy tốc độ giảm khá chậm. Những thành viên đã trót mua giá cao không mua nữa, nhưng cũng không bán ra. Những NH đi bán vừa nghe ngóng, vừa chào giá. Đến cuối ngày thứ năm (17.2) tỉ giá liên NH còn khoảng 21.280 đồng/USD.
Vấn đề là ở chỗ nếu trạng thái ngoại hối giảm xuống, thí dụ còn bằng tối đa 10% vốn tự có, các NH không thể nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ. Khi vượt mức tối đa, họ phải bán cho NHNN và khi âm họ được NHNN bán can thiệp. Hiện tại trạng thái ngoại hối của hầu hết các NH dương. Một số ít NH trạng thái ngoại hối còn âm, nhưng là âm giá thấp, ở đây là âm theo giá công bố chính thức của NHNN cộng trừ biên độ 1%. Điều này chứng tỏ nguồn ngoại tệ trong NH đang dồi dào. Nếu DN hỏi mua ngoại tệ ở bất kỳ NH nào bây giờ, câu trả lời luôn luôn là có, nhưng với giá nào. Nếu doanh nghiệp hỏi mua ngoại tệ theo giá niêm yết, câu trả lời là không có, theo giá linh hoạt thì có.
NHNN đã nhắc nhở và yêu cầu NH kia kiểm điểm về hành vi có dấu hiệu đầu cơ ngoại tệ. Trong ngày hôm qua 17.2, NH đó đã tự tạm ngừng giao dịch trên thị trường liên NH. Xét cho cùng, mỗi hành vi có dấu hiệu đầu cơ đều chỉ có thể hình thành bởi môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho nó. Nếu NHNN nắm rõ cung cầu thị trường, thấu hiểu thực trạng trạng thái ngoại hối của các tổ chức tín dụng và đặc biệt có chính sách minh bạch thông tin về lượng ngoại hối có khả năng can thiệp, công khai dự trữ ngoại hối tăng giảm từng tháng..., thì dấu hiệu đầu cơ làm sao có đất để sống?
Giữa tuần, trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy dự báo, lần điều chỉnh tỉ giá vừa rồi nhiều khả năng sẽ là lần điều chỉnh duy nhất trong năm nay. Từ nay đến cuối năm, ông Thuý không nhìn thấy lý do để thực hiện thêm một lần điều chỉnh nữa. Như vậy có thể hiểu là phương thức điều hành tỉ giá linh hoạt thực sự thông qua tỉ giá liên NH được NHNN công bố hằng ngày sẽ được ứng dụng tối đa. Tuy nhiên phương thức điều hành mới đòi hỏi một nền tảng mới đi kèm, mà một trong những điều đó là trạng thái ngoại hối. Chính sách ngoại hối đang cần một sự sửa đổi toàn diện và có chiều sâu.
(Theo Lao Động)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng