Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 28/01/2011 - 20:12
(Thanh tra)- Hầu như tỉnh, TP nào trên cả nước cũng có làng nghề. Sản phẩm làng nghề mang đặc thù của mỗi vùng, miền. Nhưng, làng có nghề lái taxi thì chỉ có ở xã Thọ Nghiệp, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Hiện, làng taxi Thọ Nghiệp đã có đến 230 đầu xe. Có những xóm, 1/3 số hộ có người lái taxi, thậm chí cả vợ chồng và con cái đều làm tài xế. Lái taxi là nghề vất vả và có phần nguy hiểm, nhưng chính nghề này đã làm thay đổi diện mạo vùng quê theo đạo Thiên Chúa vốn đất chật, người đông.
Từ xích lô đến taxi
Thọ Nghiệp cách Hà Nội hơn 100km. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân của làng đã đạp xích lô khắp các phố phường Hà Nội. Hòa bình lập lại, nghề xích lô vẫn được nhiều người Thọ Nghiệp chọn làm nghề mưu sinh. 15 năm trở lại đây, xe máy nhiều, dịch vụ chở khách bằng xe ôm nhanh và thuận tiện hơn xích lô. Hơn nữa, phố phường chật hẹp, xe cộ đông đúc, xích lô không còn "đất" để được lăn bánh, ngoại trừ một vài Cty du lịch lữ hành được phép dùng xích lô đưa khách dạo quanh Bờ Hồ, phố cổ.
Khi mức sống của người dân Thủ đô ngày càng cao, nhu cầu đi lại bằng taxi dễ được chấp nhận vì tính tiện lợi. Nhiều người dân Thọ Nghiệp, đặc biệt là lớp trẻ, đã bỏ nghề xe ôm để đi học lái ô tô. Học xong, họ xin lái taxi cho các hãng, Cty. Gia đình nào có điều kiện mua xe thì xin đăng ký làm thành viên của các hãng, Cty lớn như: Thanh Nga, Ba Sao... Hàng tháng, họ phải nộp cho Cty một khoản phí, đổi lại được hưởng bảo hiểm cả xe và người, được sử dụng thương hiệu, nhưng chịu sự điều hành và quản lý của hãng, Cty. Khi gia nhập vào đội ngũ taxi, những người từng trải qua nghề xe ôm có nhiều lợi thế như thông thuộc đường sá, nhận diện các loại khách...
Ban đầu, những người khá giả ở Thọ Nghiệp cũng chỉ đủ sức mua lại những chiếc xe Matiz, Kia cũ với giá từ 150 - 200 triệu đồng/chiếc. Họ chạy khoảng 2 năm là có tiền, bán xe cũ, mua xe mới giá trên 400 triệu đồng để tiếp tục sự nghiệp. Thấy một số người trong làng làm ăn khấm khá, nhiều gia đình, anh em, họ hàng hùn vốn với nhau mua xe. Những gia đình không có tiền thì “cắm” sổ đất, sổ nhà ở ngân hàng, quỹ tín dụng để vay. Phong trào “vay tiền mua xe chạy taxi” ở Thọ Nghiệp đã phát triển từ 6 - 7 năm nay. Theo số liệu của các quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Xuân Trường, đồng tiền người dân Thọ Nghiệp vay đầu tư xe đều phát huy hiệu quả cao, ít rủi ro. Thọ Nghiệp đã có Cty TNHH Thiên Vương với nhiều xe du lịch, xe tải phục vụ hành khách. Nhìn rộng ra, ông chủ hãng Taxi Thủ Đô (ở Hà Nội) cũng là người Thọ Nghiệp; ông chủ hãng Taxi Ba Sao cũng là người láng giềng...
Vì cơm, áo, gạo, tiền
Ông Lại Xuân Sự, Trưởng Ban Văn hóa xã Thọ Nghiệp cho biết, xã tạo điều kiện cho dân đi làm nghề xa nhà như cấp giấy tạm vắng tại quê nhà; quỹ tín dụng nhân dân tạo điều kiện, linh động hơn cho việc thế chấp vay vốn. Nhờ vậy, số đầu xe trong làng liên tục tăng, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm người.
Còn theo Công an xã Thọ Nghiệp, số đông dân taxi là người các xóm 18, 19, 20, 21, phần đa theo đạo Thiên Chúa. Ý thức chấp hành pháp luật tại địa phương tốt, ở tạm trú tại Hà Nội cũng ổn. Ở quê, nhà cửa được xây cất khang trang, hiện đại, con cái có tiền học hành. Đó là điều đáng mừng.
Anh Văn L. hiện đang lái taxi cho Cty Thanh Nga tâm sự: “Thu nhập bình quân mỗi tháng được 4 - 5 triệu đồng. Nhà có xe thì thu nhập cao và khấu hao xe cũng nhanh, bởi sẽ khai thác hết công suất”. Anh L cho biết, xóm 18 có nhà ông Sánh, cả nhà đều chạy taxi. Vợ “xế” ngày, chồng “xế” đêm. Hai con trai chung 1 xe và cũng chia thời gian. Mô hình như nhà ông Sánh khá phổ biến ở Thọ Nghiệp. Nhiều gia đình khác lên Hà Nội, chồng chạy taxi cho Cty, vợ không làm “xế” được thì ở nhà trông con nhỏ hoặc bán hàng thuê.
Vì miếng cơm manh áo, hầu hết đàn ông ở Thọ Nghiệp đều lên Hà Nội lái taxi. Mỗi tháng họ mới về thăm nhà được một vài lần. Vì vậy, những ngày thường ở Thọ Nghiệp vắng tanh và khá buồn. Nói chung, trong 1 năm, làng chỉ sôi động vào những ngày lễ trọng của đạo Thiên Chúa, ngày Tết, ngày các gia đình có đám hiếu, hỉ. Thời điểm đó, dân taxi kéo nhau về, cả làng vui, xe tràn hết cả đường làng... Tuy nhiên, họ cũng chỉ dám nghỉ 1, 2 ngày rồi lại phải lên Hà Nội để còn kiếm sống. Hơn nữa, dịp lễ, Tết là thời điểm “gặt hái” nhất trong năm. Điều đó lý giải vì sao vào ngày Tết Cổ truyền, khi các gia đình khác sum vầy, nhiều gia đình ở Thọ Nghiệp vẫn vắng đàn ông.
Lộc Nga
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024(Thanh tra) - Thua lỗ tới mức âm vốn chủ sở hữu khiến Công ty TNHH Giáp Bình chứng kiến nợ vượt xa vốn và gia tăng nguy cơ phá sản.
Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Vân Trang
14:15 13/12/2024Chính Bình
Nam Dũng
Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng