Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ vọng năm mới

Thứ hai, 03/01/2011 - 15:48

(Thanh tra) - Năm 2010, hoạt động của doanh nghiệp (DN) vừa chịu tác động bất lợi từ thị trường thế giới do nhiều nguyên nhân khác nhau, vừa phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn, tác động từ trong nước qua những diễn biến thiếu ổn định của thị trường tài chính, nhưng nhiều DN với bản lĩnh và trí tuệ Việt đã cố gắng vượt khó để hoàn thành kế hoạch kinh doanh của mình.

Bước vào năm mới 2011, họ đang có nhiều kỳ vọng cho một năm mới kinh doanh suôn sẻ. Những kỳ vọng đó được chia sẻ qua những ý kiến dưới đây.

Trong tình hình thị trường tiền tệ biến động, tỷ giá thay đổi liên tục, thị trường còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro… dẫn đến tâm lý bất an của khách hàng và người tiêu dùng trước các biến động của thị trường, Nhà nước cần nới lỏng, bổ sung các chính sách nhằm giúp DN có điều kiện phát triển một cách tốt nhất. Các chính sách ngắn, trung và dài hạn cần thiết để hỗ trợ các DN nói riêng và nền kinh tế nước nhà nói chung có thể nghĩ đến:

1. Ổn định giá và có chiến lược về kiểm soát giá của thị trường.

2. Vận dụng các phương thức thanh toán linh hoạt có kiểm soát.

3. Đảm bảo công khai thông tin và thực thi tốt các chính sách vĩ mô về giá trên thị trường.

4. Thực thi triệt để các chính sách mua sắm công để ủng hộ các ngành hàng Việt.

5. Đảm bảo cơ chế tự cân bằng của thị trường có kiểm soát và đảm bảo các chính sách không tạo ra khoảng hở cho các nhóm lợi ích lạm dụng và tranh thủ các cơ hội mà không tham gia đóng góp vào nền kinh tế.

6. Có chiến lược rõ ràng cho từng vùng, miền và ngành trong năm tới, lưu ý đến tỷ trọng nền kinh tế khai thác giá trị sáng tạo, dịch vụ và tăng cường đầu tư khoa học công nghệ. Thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh và vững bền có sức cạnh tranh cao vì hiện nay sản lượng ngành nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam đứng vị trí hàng đầu thế giới, trong khi về chất lượng lại không tương xứng nên tính cạnh tranh kém.

7. Lưu ý đầu tư phát triển về công nghiệp sáng tạo, công nghiệp và hệ thống quản trị chuỗi cung ứng từ vô hình đến hữu hình để có thể đi nhanh vượt trước.

8. Chiến lược kinh tế cân bằng sinh thái phát triển vững bền với rừng và biển để giúp nhân dân và các DN ở vùng cao và ven biển ổn định cuộc sống.

9. Đảm bảo tính thực tiễn của chiến lược đến giải pháp, kế hoạch, hành động, đo lường, đánh giá và liên tục hoàn thiện”.

10. Xây dựng và củng cố niềm tin của người tiêu dùng nói chung và của DN trong hoạt động tiêu dùng và đầu tư.

Tình hình kinh tế Việt Nam năm nay gặp nhiều khó khăn do bất cập về tỉ suất ngân hàng, biến động về tình hình xuất nhập khẩu. Mặc dù Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho DN.

Tuy nhiên, những chính sách đó chưa thực sự phát huy tác dụng. Cụ thể, Nhà nước đưa ra quy định lãi suất của ngân hàng dành cho DN còn quá cao, khiến cho hiệu quả chính sách thực hiện không đạt được kết quả như mong đợi. Bên cạnh đó là những chính sách về điều hành tỷ giá còn chưa phù hợp, gây nhiều khó khăn cho các DN.

Một vấn đề cũng được nhiều DN quan tâm đó là thuế dành cho DN xuất nhập khẩu, điển hình là thuế nhập khẩu ô tô còn rất cao. Ngoài ra, thuế đánh vào các mặt hàng nhập khẩu khác như điện tử, viễn thông, may mặc… cũng gây nhiều khó khăn cho DN. Và một khi các DN phải chịu thuế cao bắt buộc họ phải tăng giá thành sản phẩm. Chung quy lại, người tiêu dùng vẫn chịu nhiều thiệt thòi nhất.

Theo đánh giá của Cơ quan thống kê Liên hiệp Quốc, sản phẩm nhựa Việt Nam tuy khó khăn nhưng vẫn có nhiều lợi thế so với các nước xuất khẩu khác. Hàng nhựa của Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt, được đánh giá có khả năng cạnh tranh cao, nhạy bén trong việc tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại. Nhưng do phải phụ thuộc vào nguyên liệu, nên giá bán của DN Việt Nam luôn cao hơn một số nước 10 – 15%. Do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính, hầu như các DN nhựa đều phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân công (trung bình toàn ngành 10%), siết chặt quản lý…

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các DN nhựa Việt Nam chính là sự cạnh tranh từ phía Trung Quốc, vì trong vài năm gần đây, ngành nhựa Trung Quốc đã có sự bứt phá mãnh liệt.

Nhằm giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển kinh doanh, Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách nhằm ổn định thị trường. Đặc biệt là những chính sách và giải pháp khả thi nhằm ổn định thị trường tài chính, ngoại hối. Bên cạnh đó, các DN cũng mong muốn Nhà nước có những ưu đãi về nguồn vốn.

Hiện nay, các DN sản xuất phụ tùng, linh kiện trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các DN lắp ráp hàng điện tử, CNTT nên buộc phải nhập khẩu. Mặt khác, Các DN sản xuất lắp ráp máy tính đang phải chịu bất lợi về chênh lệch thuế nhập khẩu giữa linh kiện điện tử rời so với nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thuộc biểu thuế ưu đãi và biểu thuế ACFTA.

Theo lộ trình ACFTA từ 2009 đến 2011 thuế nhập khẩu điện tử nguyên chiếc sẽ cắt giảm từ 20% còn 10% và linh kiện thấp hơn thuế nhập khẩu ưu đãi ít nhất từ 3-5%. Khai thác lợi thế này, một số nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển từ hình thức liên doanh sang 100% vốn, chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu và phân phối sản phẩm. Chính vì vậy các DN trong nước không thể cạnh tranh được với các DN nước ngoài về vốn đầu tư sản xuất và kinh doanh. Mong mỏi hiện nay là làm sao Nhà nước có những chính sách thuế phù hợp, chính sách hợp lý nhằm giúp các DN có thể tiếp cận được nguồn vốn.

Đầu năm 2010, bất chấp những dự báo khá lạc quan về kinh tế toàn cầu cũng như tình hình tiêu thụ và dự trữ cà phê thế giới, viễn cảnh về một năm khởi sắc trở lại của cà phê Việt Nam dường như vẫn không mấy sáng sủa.

Tuy nhiên, tình hình trong vài tháng tới có thể sẽ được cải thiện nếu chính sách hỗ trợ DN thu mua tạm trữ cà phê mức giá tối thiểu cho cà phê Robusta loại 2 là 23.000 đồng/kg được thực thi hiệu quả.

Xuất khẩu là lĩnh vực kinh doanh bị chi phối trực tiếp từ tỷ giá ngoại tệ. Tuy nhiên, năm 2010 đã có rất nhiều biến động đối với đồng ngoại tệ, đặc biệt là USD. Bên cạnh đó, giá vàng nhảy múa đã khiến cho tình hình giao dịch trở nên rối ren. Trong khi, cà phê là lĩnh vực cần nhiều nguồn vốn để đầu tư, mà việc tiếp cận nguồn vốn thật không dễ dàng. Đặc biệt, những DN nhỏ và vừa, vấn đề này càng khó khăn gấp bội.

PV

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán ra của thị trường ô tô cao nhất trong năm

Doanh số bán ra của thị trường ô tô cao nhất trong năm

(Thanh tra) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số toàn thị trường ô tô của các đơn vị thành viên trong tháng 11/2024 đạt 44.200 xe, tăng 14% so với tháng 10/2024 (38.761 xe) và tăng 58% so với tháng 11/2023 (27.953 xe). Đây là mức doanh số cao nhất kể từ đầu năm.

Uyên Uyên

16:28 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm