Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 17/05/2011 - 06:58
(Thanh tra)- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) cho biết, mặc dù đã có văn bản nhắc nhở nhưng đến thời điểm này vẫn còn 23 địa phương và nhiều bộ, ngành vẫn chưa thực hiện xong rà soát, báo cáo kế hoạch cắt giảm đầu tư công. Thậm chí các bộ, ngành địa phương còn chờ Chính phủ có các điều chỉnh trong việc đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện các dự án (D.A) khởi công mới. Số vốn dự kiến cắt giảm của các địa phương, bộ, ngành theo báo cáo cũng chưa thấm vào đâu so với yêu cầu đặt ra của Chính phủ.
Trên sốt sắng, dưới thờ ơ
Riêng về đầu tư công, kế hoạch hoạch cắt giảm 97.000 tỷ đồng, tương đương 10% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, số vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước cắt giảm là trên 5.128 tỷ đồng thuộc 1.709 D.A đã phân bổ cho năm nay. Các bộ, ngành T.Ư đã cắt giảm 225 D.A với tổng vốn hơn 889 tỷ đồng; còn địa phương cắt giảm 1.484 D.A, tổng vốn hơn 4.229 tỷ đồng. Đối với vốn trái phiếu Chính phủ, 5 bộ cùng 55 địa phương đã báo số cắt giảm hơn 2.547 tỷ đồng.
Điều đáng quan tâm là, báo cáo của 22 tập đoàn kinh tế, tổng Cty Nhà nước cho thấy, các con số cắt giảm lớn, tổng cộng có 907 D.A, với số vốn gần 40.000 tỷ đồng, bằng 10,7% kế hoạch vốn đầu tư phát triển trong năm nay của các doanh nghiệp này. Ngược lại, các địa phương lại không có đề nghị cắt giảm D.A khởi công mới, chỉ có hoãn những dự án chuyển tiếp, với số vốn không đáng kể.
Kết quả trên vẫn còn quá thấp so với kiến nghị cắt giảm của 11 đoàn kiểm tra theo chỉ đạo của Chính phủ. Cụ thể, các đoàn kiến nghị cắt giảm 152.000 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước; 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ theo phân bổ dự toán của Quốc hội sẽ phải bố trí, cân đối lại để giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP. 10% tổng vốn đầu tư tín dụng từ Ngân hàng (NH) Phát triển Việt Nam (VDB) sẽ được cắt giảm; chi thường xuyên cũng phải giảm thêm 10%.
Gây hệ lụy xấu cho nền kinh tế
Việc thực hiện cắt giảm chi thường xuyên 10%, giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách chậm được thực hiện đã và đang tác động ngược trở lại với mục tiêu kiềm chế lạm phát, đặc biệt gây “tổn thương” cho chính sách tiền tệ, bất lợi cho cả hệ thống NH và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chung và an sinh xã hội. Theo bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội NH Việt Nam, hiện các NH thương mại đang chịu áp lực lớn của việc khống chế chỉ tiêu tín dụng toàn ngành không quá 20% cả năm (giảm khoảng 70.000 tỷ so với năm 2010) nên vừa khó khăn xoay xở với thanh khoản, vừa không đẩy được tín dụng ra thị trường.
Tính từ đầu năm đến nay, NH Nhà nước đã nâng 4 lần các loại lãi suất chủ chốt để kiềm chế lạm phát, như lãi suất tái chiết khấu được nâng lên 13%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 14%/năm, bằng với trần lãi suất huy động vốn từ dân cư. Bên cạnh đó, lãi suất huy động của một số NH thương mại nhỏ đã lên tới 20%/năm (áp dụng với khách hàng có khoản tiền gửi 1 tỷ đồng) và lãi suất cho vay đạt mức 27%/năm (chưa kể các loại phí khác).
Hệ quả là, nền kinh tế, cụ thể là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, dịch vụ cá thể phải gánh chịu mức chi phí đầu vào quá cao, thua lỗ, khó bảo toàn được vốn, đương nhiên nợ xấu sẽ tăng lên, rủi ro cho hệ thống NH.
Chưa quên bài học cũ
Cuộc chống lạm phát năm 2008 cho thấy, khi có tới hơn 3.000 D.A, với khoảng 37.000 tỷ đồng được đề nghị dừng, hoãn, nhưng thực tế việc cắt giảm không nhiều. Trong đó, 40 bộ, ngành được bố trí cắt giảm 11.706 tỷ đồng nhưng không có kết quả. Nhiều địa phương, nhất là khu vực miền Trung và hầu hết các tỉnh Tây Nguyên cũng không thực hiện được công tác rà soát, cắt giảm đầu tư công. Chi đầu tư phát triển vượt gần 20% dự toán, dẫn đến lạm phát năm 2008 ở mức cao kỷ lục, tới gần 20%.
Giai đoạn 2006 - 2010, tổng thu ngân sách Nhà nước đạt trên 2 triệu tỷ đồng (mức thu năm sau cao hơn năm trước), trong khi đó tổng chi ngân sách lên tới 2,4 triệu tỷ đồng. Mức bội chi bằng khoảng 5,6% GDP, cao hơn cả giai đoạn 2001 - 2005 (4,9%) và kế hoạch đề ra (5%). Đó là chưa kể nhiều khoản chi khác từ nguồn trái phiếu Chính phủ chưa được tính vào ngân sách Nhà nước để xem xét mức bội chi. Rõ ràng, việc cắt giảm hàng nghìn tỷ đồng là chuyện không đơn giản, vì chạm đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng.
Vì vậy, để kiềm chế lạm phát có hiệu quả, hạn chế bội chi ngân sách Nhà nước và không gây hệ lụy đến nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội như Nghị quyết 11 của Chính phủ, các chuyên gia kinh tế cho rằng phải thực hiện đồng bộ các giải pháp đề ra, trong đó quan trọng là phải kết hợp hài hòa, cùng lúc cả chính sách tiền tệ và tài khóa mới có tác dụng. Trước mắt, việc cắt giảm chi tiêu thường xuyên, đầu tư công… không thể để chậm trễ hơn nữa, cần tạo sự đồng thuận, thực hiện nhất quán và kiên quyết từ T.Ư đến địa phương mới mong liều thuốc chống lạm phát từ chính sách tài khóa này phát huy tác dụng.
Hà Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà