Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp

Thứ ba, 20/12/2011 - 06:27

(Thanh tra)- Thương mại điện tử (TMĐT) đang được đánh giá là công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp (DN) giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để phát huy được những tiềm năng và lợi thế của lĩnh vực này, giải pháp hàng đầu là đầu tư nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo trẻ.

Một hội chợ giới thiệu sản phẩm TMĐT cho DN

DN đã sẵn sàng

Kết quả điều tra, khảo sát năm 2010 của Bộ Công thương với 3.400 doanh nghiệp (DN) trên cả nước cho thấy, hầu hết các DN hoạt động trong tất cả lĩnh vực đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ và quy mô khác nhau. 98% đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức, trong đó 89% là kết nối bằng băng thông rộng (ADSL); trên 81% DN sử dụng email trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các DN sử dụng ngày càng nhiều phần mềm chuyên dụng để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh (như phần mềm kế toán 88%, phần mềm quản lý nhân sự 48%).

Hầu hết các DN đều chấp nhận việc đặt hàng hoặc nhận đặt hàng qua các phương tiện điện tử, trong đó, số lượng DN đặt và chấp nhận đặt hàng thông qua Internet ngày càng tăng. Đồng thời, tỷ lệ DN nhận đặt hàng và đặt hàng qua email 52%, qua website đạt 15 - 21%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, 38% DN đã xây dựng website riêng, 14% DN tham gia các sàn giao dịch TMĐT.

Qua đó, các DN cũng đã quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề đặc thù trong TMĐT như bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân; xây dựng, quảng bá hình ảnh và sản phẩm trên môi trường Internet thông qua việc xây dựng website riêng; tham gia các sàn giao dịch TMĐT; quảng cáo điện tử...

Theo PGS.TS. Lê Danh Vĩnh, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, trong bối cảnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TMĐT là công cụ thiết yếu trong việc giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian. Qua đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN, cũng như đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và tốc độ tham gia thị trường chung. “Vì thế, tận dụng những thế mạnh công nghệ để giảm chi phí hoạt động là xu thế tất yếu”, PGS.TS. Vĩnh nhấn mạnh.

Phải đầu tư nguồn nhân lực

Quyết định số 1073/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch Tổng thể phát triển TMĐT Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu “TMĐT được phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Cụ thể, tất cả DN lớn, DN nhỏ và vừa đều tiến hành giao dịch TMĐT theo loại hình DN với DN, DN với người tiêu dùng; phần lớn các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh được cung cấp trực tuyến...

 Để đạt được những mục tiêu này các chuyên gia cho rằng, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. TS. Nguyễn Văn Thoan cho rằng, suy cho cùng nguồn nhân lực về TMĐT vẫn là yếu tố cơ bản, nòng cốt quyết định sự phát triển của TMĐT. Bên cạnh các bộ, ngành liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chương trình khung về đào tạo TMĐT trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp; xây dựng chính sách khuyến khích đào tạo chính quy về TMĐT có vai trò quyết định đối với sự phát triển bền vững của TMĐT. Trước mắt, cần làm tăng cường đào tạo về TMĐT cho thế hệ trẻ Việt Nam thuộc tất cả loại hình, đối tượng đào tạo từ các cấp, Theo PGS.TS. Lê Danh Vĩnh, cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển TMĐT của bộ, ngành, địa phương; đẩy mạnh tuyên truyền; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến TMĐT. Đồng thời, hỗ trợ DN ứng dụng các mô hình TMĐT phù hợp, xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ DN ứng dụng mô hình phù hợp cho từng loại hình và quy mô DN. Từ năm 2011 - 2015 cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động triển khai cung cấp trực tuyến nhiều dịch vụ công liên quan tới sản xuất kinh doanh, coi đây là một giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và nền kinh tế.


Bài và ảnh: Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm