Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hình thành vùng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ và lâm sản

Thứ tư, 02/05/2012 - 22:02

(Thanh tra)- Theo Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để bảo đảm khả năng khai thác mỗi năm trung bình 0,5m3 gỗ/ha vào năm 2015 và 1m3 gỗ/ha vào năm 2020, giải pháp trước hết là phải tiến hành xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, thực hiện các biện pháp lâm sinh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, qua đó khai thác gỗ và các loại lâm sản khác trên cơ sở tăng trưởng của rừng, nhất là hình thành nhiều vùng nguyên liệu lớn.

Đến nay, công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đã có bước phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia, bao gồm 2.536 doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài), với tổng công suất chế biến khoảng 15 triệu m3 gỗ quy tròn/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 3,55 tỷ USD.

Tuy vậy, do nguồn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước hiện chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu thiết yếu trong nước, còn nguyên liệu dùng chế biến xuất khẩu chủ yếu là nhập khẩu chiếm tới 80%. Để đáp ứng cho nhu cầu này đang là một thách thức rất lớn đối với ngành lâm nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Về khai thác gỗ rừng trồng, trước đây người dân chỉ khai thác nhỏ lẻ các loại cây trồng phân tán để tiêu thụ tại chỗ và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy giấy, gỗ trụ mỏ cho các mỏ than, mỗi năm đạt khoảng 300 - 400 nghìn m3. Gần đây, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng liên tục, đạt xấp xỉ 5 triệu m3 trong năm 2010 sử dụng cho sản xuất giấy, ván nhân tạo, xuất khẩu dăm mảnh và tiêu dùng. Đặc biệt, việc chế biến gỗ rừng trồng tạo ra các sản phẩm xuất khẩu cũng đang tăng nhanh.

Nguyên nhân là nước ta đã hình thành được một số vùng nguyên liệu lớn như ở Tuyên Quang, Phú Thọ, Đồng Nai, Lâm Đồng, Kon Tum... phục vụ cho các nhà máy giấy tại đây. Vùng nguyên liệu tại Gia Lai, Thái Nguyên, Quảng Trị, Bình Phước, Hòa Bình, Hà Giang... phục vụ cho sản xuất ván nhân tạo. Thông qua việc hình thành các vùng nguyên liệu lớn, đời sống người dân địa phương được cải thiện rõ rệt, nạn khai thác lâm thổ sản trái phép, xâm hại rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ tại các địa bàn này giảm đáng kể.

Theo kế hoạch, giai đoạn 2011 - 2015, ngành lâm nghiệp phấn đấu mỗi năm trồng mới 100 nghìn ha rừng sản xuất; bình quân khai thác trắng và trồng lại 120 nghìn ha rừng. Đồng thời, để thay đổi tập quán kinh doanh sản xuất lâm nghiệp trong nhân dân, ngành sẽ xây dựng các mô hình chuyển hóa kinh doanh rừng nguyên liệu giấy sang kinh doanh gỗ lớn cho thu nhập cao. Việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, sẽ gắn với công tác rà soát và xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung quy mô lớn.


Văn Hào

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm