Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giá thực phẩm gần Tết tăng

Thứ bảy, 19/01/2013 - 20:29

(Thanh tra) - Các tiểu thương cho biết, do đầu mối cung cấp tăng giá nên giá tại các chợ bán lẻ tăng theo. Còn Sở Công thương Hà Nội khẳng định: Thời tiết lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ thịt tại Hà Nội tăng lên trong những ngày qua, tiểu thương tại các chợ vì thế cũng tự động tăng giá.

Thịt bò có giá cao hơn so với cuối tháng trước từ 10.000 - 20.000 đồng/kg và hiện bán với giá 200.000 - 250.000 đồng/kg. Giá bán thịt bò tăng cũng xuất phát từ nguyên nhân giá nhập thịt bò hơi cao hơn từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, bình quân có giá từ 62.000 - 65.000 đồng/kg.

Giá thịt lợn tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Nguyên nhân vì giá thịt lợn hơi trong thời gian gần đây đã bắt đầu tăng trở lại do vào mùa Đông, nhu cầu thịt lợn trong bữa ăn tăng cao và cận kề thời điểm Tết.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến giá thịt lợn tăng là do thời gian này ở các tỉnh biên giới phía Bắc mỗi ngày có khoảng 300 - 400 tấn lợn hơi xuất sang Trung Quốc, và số lượng này có thể tăng thêm trong những tuần giáp Tết Nguyên đán 2013. Hiện một số người chăn nuôi có tâm lý chưa muốn xuất bán là để chờ cận Tết nên đẩy giá lợn hơi tăng.

Thời gian qua, tình trạng nhập lậu gà thải Trung Quốc và nhập khẩu gà dai Hàn Quốc đã ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước. Cùng với việc các hộ chăn nuôi sau một thời gian thua lỗ, việc không tái đàn gia cầm, hoặc tạm ngừng chăn nuôi dẫn đến nguồn cung bị thâm hụt, đẩy giá thành sản phẩm gia cầm tăng. 

Giá thịt, trứng gia cầm tại các chợ tăng lên, cụ thể: Trứng gà ta 3.300 - 3.500đ/quả (tăng 300đ/quả); trứng vịt 3.000 đ/quả (tăng 200đ/quả), trứng gà công nghiệp 2.500 - 2.800 đ/quả (tăng 300đ/quả). Thịt gà công nghiệp tăng từ 70.000 đồng/kg lên 80.000 đồng/kg; thịt gà ta tăng từ 110.000 đồng/kg lên 130.000 đồng/kg.

Giá các loại thủy, hải sản cũng tăng nhẹ. Tôm tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, ghẹ tăng từ 10.000 - 15.000 đồng/kg; ngao cũng tăng 5.000 đồng/kg; mực tươi tăng 5.000 đồng. Các loại cá cũng tăng giá, mức tăng từ 5.000 - 10.000 đồng/kg, tôm càng 150.000 - 170.000 đồng/kg.

Nguyên nhân của việc tăng giá các loại thủy, hải sản do thời điểm này các vùng nuôi thủy sản như tôm đã vào cuối vụ. Sản lượng thủy, hải sản thu hoạch giảm, nên giá nguồn nhập cao hơn do đó phải nâng giá bán lẻ.

Hiện, giá rau xanh tăng nhẹ do vừa qua đợt thu hoạch rau chính vụ và thời tiết rét khiến sản lượng rau kém đi, nhiều vùng trồng rau chưa kịp tái sản xuất.

Theo Sở Công thương Hà Nội, từ nay đến Tết Quý Tỵ 2013 thị trường hàng hóa sẽ sôi động hơn khiến nguồn cung hàng hóa, cũng như nhu cầu tiêu dùng có nhiều biến động. Kỳ nghỉ Tết năm nay kéo dài nên nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng, vui chơi giải trí, du lịch đều tăng cao hơn năm ngoái.

Trong khi đó, Nghệ An được coi là địa phương có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, nhưng hầu hết các sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng hàng ngày của người dân, trong đó có rau xanh và các loại thực phẩm khác, tỉnh vẫn phải “nhập” từ các địa phương khác; trong đó rất nhiều loại rau xanh phải “nhập” từ Đà Lạt và các tỉnh miền Nam.

Những ngày gần đây giá rau xanh và các loại thực phẩm khác đang tăng nhanh. Tại chợ Quán Hành, thị trấn Nghi Lộc, đậu cô ve tăng từ 12.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg; súp lơ từ 7.000 đồng/bắp lên 12.000 đồng/bắp; khoai tây từ 11.000 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg.

Các loại rau xanh khác, như rau cải, rau thơm v.v… đều tăng giá từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng/kg. Các chợ khác trên địa bàn, trong đó có chợ Vinh, trung tâm mua bán lớn nhất tỉnh Nghệ An, các loại thực phẩm, như thịt lợn, thịt gà, thịt bò và các mặt hàng thủy sản đều tăng giá từ 5.000 đồng đến 15.000 đồng/kg so với trước.

Theo các bà nội trợ, từ đầu năm 2012 đến nay, đây là đợt rau xanh và thực phẩm tăng giá cao nhất. Năm nay tại Nghệ An mất mùa rau xanh nên dự báo từ nay đến Tết Nguyên đán, giá rau xanh tiếp tục tăng.

Bên cạnh đó, giá rau xanh và thực phẩm tăng cao là do thời tiết rét đậm, rét hại kéo dài nên việc trồng rau gặp khó khăn. Các loại thực phẩm khác (như thịt lợn, bò, gà…) nguồn cung giảm so với nhu cầu do chăn nuôi trong tỉnh, trong nước gặp khó khăn và trùng vào “mùa” dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nên lượng gia súc, gia cầm giết thịt giảm hẳn.

      BTL

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm