Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giá nhà ở cho thuê sẽ phụ thuộc hình thức đầu tư

Thứ hai, 11/06/2012 - 14:58

(Thanh tra) - Theo dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở cho thuê tại khu vực đô thị do Bộ Xây dựng soạn thảo, giá nhà ở cho thuê sẽ phụ thuộc vào hình thức đầu tư.

Bộ Xây dựng cho biết, nhà ở xã hội do ngân sách Trung ương đầu tư thì Bộ Xây dựng ban hành và điều chỉnh giá thuê. Trường hợp do ngân sách địa phương đầu tư, UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành và điều chỉnh giá thuê. Nếu DN bỏ vốn đầu tư nhưng được Nhà nước hỗ trợ, DN xây dựng giá thuê (kể cả điều chỉnh giá thuê) và trình UBND cấp tỉnh thẩm định trước khi ban hành, điều chỉnh giá thuê. Trường hợp khác, nếu là nhà ở thương mại cho thuê theo cơ chế thị trường thì chủ đầu tư quyết định ban hành giá thuê.

Như vậy, Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn phương pháp xác định giá thuê nhà ở để các địa phương và DN làm cơ sở xây dựng giá thuê nhà ở cho phù hợp. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của người thuê, dự thảo quy định người thuê nhà ở được nộp tiền thuê nhà theo định kỳ hàng tháng, hoặc theo thỏa thuận, nhưng tối đa không quá 1 năm/lần; chủ sở hữu nhà ở xã hội chỉ được tăng giá thuê nhà ở tối thiểu 3 năm/lần và mỗi lần tăng không vượt quá 15% giá thuê nhà ở ghi trong hợp đồng.

Ngoài tiền thuê nhà ở, người thuê còn phải đóng các khoản tiền dịch vụ theo quy định trong quá trình sử dụng nhà ở như tiền vệ sinh, tiền điện, nước… và phải nộp trước cho bên cho thuê một khoản tiền đặt cọc tối đa bằng 6 tháng tiền thuê nhà để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người thuê.

Nhà nước cũng khuyến khích các bên thỏa thuận nộp khoản tiền đặt cọc cao hơn mức 6 tháng tiền thuê nhà để bên thuê được giảm, hoặc không phải đóng tiền thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định và cũng nhằm giúp chủ đầu tư có nguồn tiền để đầu tư nhà ở khác.

Khi khách hàng không có nhu cầu thuê và trả lại nhà ở thì chủ đầu tư sẽ hoàn lại khoản tiền đặt cọc này cho bên thuê (không tính lãi). Nếu phải thực hiện cưỡng chế di chuyển, thì bên cho thuê được trích từ khoản tiền này để chi trả cho việc cưỡng chế di chuyển đòi lại nhà cho thuê.

Các chuyên gia cho biết, theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, cần phải tăng mức đặt cọc thì mới giải quyết được khó khăn về vốn cho chủ đầu tư, và khuyến khích được việc phát triển nhà ở cho thuê. Hiện nhu cầu về nhà ở tại đô thị là rất lớn, trong khi giá bán nhà ở thương mại hiện nay lại quá cao so với thu nhập của người dân. Vì vậy, Nghị định này được kỳ vọng sẽ thu hút thêm nhiều nguồn lực để tạo ra quỹ nhà ở cho thuê, giúp người dân đô thị cải thiện chỗ ở.

Thu Hằng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhật Vượng

17:32 12/12/2024
Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

Hà Nam: Đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết

(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.

CB

12:33 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm