Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/01/2011 - 09:57
Giá lương thực thế giới đã chạm mức kỷ lục mới trong tháng 12, vượt qua những kỷ lục cũ thiết lập trong thời kỳ khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007-2008.
Giá lương thực đã vượt qua những kỷ lục hồi khủng hoảng 2007-2008.
Theo tờ Financial Times, FAO cho rằng, mức tăng giá này chưa đến mức tạo ra một cuộc khủng hoảng mới. Như ông Abdolreza Abbassian, một chuyên gia kinh tế cao cấp của tổ chức này thừa nhận, tình hình giá lương thực thế giới hiện nay là “đáng báo động”. “Sẽ là sai lầm nếu cho rằng đây đã là mức giá đỉnh”, ông Abbassian nói thêm.
Việc giá lương thực leo thang mạnh đang làm gia tăng những lo ngại về sự lặp lại của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu 2007-2008. Tuy nhiên, các quốc gia nghèo tới thời điểm này vẫn chưa phải chứng kiến làn sóng bạo động vì giá lương thực-thực phẩm như cách đây 2 năm. Mặc dù vậy, giá lương thực tăng hiện nay cũng sẽ gây ảnh hưởng bất lợi tới các quốc gia phát triển, khi mà các hãng đồ ăn như McDonald’s hay Kraft tăng giá bán lẻ.
Giá lương thực tăng cũng đẩy nhanh tốc độ lạm phát. Hiện tại, lạm phát đang là mối lo lớn của nhiều nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc. Tại châu Âu, lạm phát cũng đã vượt mức mục tiêu của nhiều ngân hàng trung ương.
FAO cho biết, chỉ số giá lương thực của tổ chức này - dựa trên giá bán buôn của một rổ hàng hóa gồm các mặt hàng như lúa mì, ngô, gạo, các loại hạt cho dầu, các sản phẩm sữa, đường và thịt, đã tăng 4,2% trong tháng 12 so với tháng 11, lên mức 214,7 điểm. Hiện chỉ số này đang ở mức điểm cao nhất kể từ khi được thiết lập vào năm 1990.
Trong thời gian khủng hoảng lương thực 2007-2008, chỉ số giá lương thực của FAO đạt đỉnh 213,5 điểm vào tháng 6/2008.
FAO nhấn mạnh, trong số các mặt hàng lương thực-thực phẩm mà tổ chức này theo dõi, đáng yên tâm nhất là gạo vì giá mặt hàng này đang tương đối ổn định. Gạo được xem là một trong hai loại ngũ cốc quan trọng nhất đối với an ninh lương thực toàn cầu, là loại lương thực thiết yếu cho 3 tỷ người ở châu Á và châu Phi. Hiện giá gạo vẫn đứng thấp hơn nhiều so với mức kỷ lục.
Tuy nhiên, giá lúa mì - loại ngũ cốc quan trọng hàng đầu bên cạnh gạo - đang tăng nhanh do mùa màng thất thu. Ngoài ra, giá đường tăng lên mức cao nhất trong 30 năm thời gian gần đây, cộng với giá các loại hạt cho dầu và thịt cùng leo thang, là lý do chính đẩy chỉ số giá lương thực của FAO tăng cao.
FAO cho rằng, giá lương thực tăng sẽ đẩy chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu đạt kỷ lục mới trong năm nay, sau khi vượt mức 1.000 tỷ USD lần thứ hai trong lịch sử vào năm ngoái. Hồi tháng 11, tổ chức này đã nâng mức dự báo chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu năm 2010 lên 1.026 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2009. Năm 2008, chi phí nhập khẩu lương thực của thế giới đã lập kỷ lục mọi thời đại ở mức 1.031 tỷ USD.
Một trong những lý do đằng sao sự leo thang của giá lương thực là do mùa màng thất thu vì thời tiết xấu. Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi một số nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu như Nga và Ukraine hạn chế xuất khẩu mặt hàng này, khiến các nước nhập khẩu ở Trung Đông và Bắc Phi buộc phải thực hiện đầu cơ. Ngoài ra, đồng USD mất giá cũng được cho là một nguyên nhân đẩy giá lương thực thế giới lên cao.
(Việt Báo)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình