Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 26/05/2012 - 06:31
(Thanh tra)- Sau gần 1 tháng tăng lương, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, việc các mặt hàng thiết yếu không “nhảy múa” về giá như những lần tăng lương trước do người dân thắt chặt chi tiêu; nhà sản xuất, nhà phân phối giữ khách hàng bằng giá bán càng rẻ càng tốt. Có điều, giá giảm nhưng vẫn không hút khách.
Theo khảo sát tại các siêu thị và chợ lớn, giá các mặt hàng thực phẩm trong tháng 5 giảm nhẹ so với tháng 4. Cụ thể, giá thịt lợn hơi tại các chợ đầu mối phổ biến 48.000 - 50.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg; thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch cũng giảm 5.000 - 10.000 đồng/kg. Mặt hàng rau, củ, quả trong nửa đầu tháng 5/2012 đã giảm từ 500 - 1.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng trước. Giá một số mặt hàng thủy hải sản như: Tôm sú, cá quả, cá chép… giảm 5.000 - 10.000 đồng/kg.
Theo ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương, nguyên nhân giá thực phẩm tươi sống giảm là do nhu cầu tiêu dùng không cao, người dân vẫn thực hiện chính sách hạn chế chi tiêu. Một phần ảnh hưởng bởi thông tin đã sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; dịch bệnh chưa được khống chế hoàn toàn đối với lợn, cá. Mặt khác, còn do kinh tế khó khăn.
Dự báo, từ nay đến cuối tháng, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống có xu hướng ổn định. Giá rau củ quả giảm do thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, lạm phát năm 2011 vẫn đang tác động đến thị trường năm 2012. Thị trường không thể chấp nhận mức tăng cao hơn nữa khi giá cả của năm trước đã quá cao. Dù lương tối thiểu có tăng nhưng thu nhập của đại bộ phận người dân vẫn chưa cao và không ổn định. Điều đó kéo theo việc người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu để ổn định tài chính. Do đó, từ nay đến cuối năm, giá các mặt hàng sẽ ổn định hoặc có tăng cũng không đáng kể.
Đại diện một siêu thị ở Hà Nội cho biết, từ đầu tháng 5 đến nay, có những mặt hàng như tôm đông lạnh, cá basa phi lê đông lạnh… giảm giá đến 70% nhưng cũng không có nhiều khách hàng mua. Tiếp đến, các mặt hàng về thời trang giảm giá từ 50 - 70% cho tất cả sản phẩm cũng không hút khách.
Thời điểm này năm 2011, các loại quạt hơi nước, máy làm sữa chua, điều hòa nhiệt độ… đều cháy hàng hoặc giá bị đẩy lên cao do cung vượt quá cầu thì năm nay giá không tăng, thậm chí còn giảm đến 20%/sản phẩm. Điều đáng nói là, giá giảm mạnh nhưng sức mua vẫn không cải thiện.
Được biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 của cả nước chỉ tăng 0,18% so với tháng trước. So với tháng 4, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,14%. Trong đó, nhóm lương thực giảm mạnh nhất với mức giảm 0,54%, nhóm thực phẩm giảm 0,26%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,07% trong tháng này nhưng 5 tháng đầu năm 2012 vẫn tăng 15,15% so với cùng kỳ.
Phương Linh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” của thành phố Hà Nội là hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, khẳng định thương hiệu, đồng thời tuyên truyền nâng cao niềm tự hào về hàng Việt trong nhân dân.
PV
10:58 13/12/2024(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
N. Phó
10:12 13/12/2024Trung Hà
10:10 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành