Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Được mùa, rớt giá

Thứ năm, 06/09/2012 - 06:22

(Thanh tra)- Huyện Văn Quan là “vựa” hồi lớn nhất của tỉnh Lạng Sơn, với gần 10.000ha, sản lượng trung bình khoảng 6.000 tấn, mỗi năm thu từ cây hồi 180 tỷ đồng. Mùa hồi năm nay được mùa nhất trong hơn 10 năm trở lại đây, nhưng giá bán hồi lại xuống quá thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân khi cây hồi được coi là cây chủ lực trong việc xóa đói giảm nghèo của bà con nơi đây.

Theo ước tính của ngành Nông nghiệp Lạng Sơn, vụ hồi năm nay đạt sản lượng cao nhất so với những năm qua (trung bình đạt hơn 1 tấn hồi tươi/ha). Những xã có sản lượng hồi đạt từ 300 - 500 tấn và có chất lượng tốt như Yên Phúc, Vân Mộng, Tân Đoàn… Thế nhưng, giá hồi năm nay lại “tụt” xuống chỉ bằng khoảng 1/3 so với những năm trước.

Anh Hoàng Văn Tuấn, xã Yên Phúc, huyện Văn Quan cho biết: Những năm trước đây hồi tươi có giá khoảng từ 20 - 30 nghìn đồng/kg thì năm nay chỉ 6 - 7 nghìn đồng/kg. Giá cả như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập kinh tế của nhiều hộ nông dân trong xã.

Theo ông Nông Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Phúc, nguyên nhân của giá hồi thấp là do hiện nay việc tiêu thụ hồi chủ yếu do các tư thương thu mua xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc. Chỉ có một số ít là được đưa về các tỉnh để xuất khẩu sang các nước Hồi giáo. Chưa kể, thời điểm thu hoạch hồi đúng vào dịp có 2 cơn bão (số 4 và số 5), người dân không thể phơi được nên thu hoạch được bao nhiêu buộc phải “bán tống bán tháo” hết. Trong khi đó, hồi được mùa với số lượng lớn nên giá hồi càng rớt mạnh.

”Hiện nay, việc bảo quản, chế biến hồi vẫn còn khá nan giải với người trồng hồi. Bởi để bảo quản, chế biến được hồi không chỉ đòi hỏi yếu tố kỹ thuật, mà còn phải có vốn, quỹ đất và nhân lực. Vì thế, người trồng hồi luôn rơi vào thế bị động, chấp nhận giá hồi lên xuống thất thường”, ông Nguyễn Văn Sáng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan, thừa nhận.

 Thời gian qua, Văn Quan đã đầu tư 2 lò chưng cất tinh dầu hồi tại xã Yên Phúc, mỗi lò có công suất 3 tấn/năm và đang tiếp tục đầu tư thêm 1 lò mới có công suất 4 tấn/năm, nhưng mới chỉ đáp ứng chưa đến 10% so với sản lượng hồi của toàn huyện.

Để cây hồi mang lại hiệu quả kinh tế cao thì các ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn cần tích cực tập huấn cho người dân về cách bảo quản để hồi luôn giữ được chất lượng tốt; đẩy mạnh việc mở rộng thị trường tiêu thụ và có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu mối đứng ra thu mua hồi ở nhiều hình thức. Có như vậy, mới tránh được vòng luẩn quẩn được mùa nhưng rớt giá.

Thắng Trung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện, kết quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo nên giá trị thực tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, song cũng nhìn nhận rõ những vấn đề bộc lộ bất cập, cần tháo gỡ để chương trình thực sự bề vững.

Nhật Vượng

17:41 12/12/2024
Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhật Vượng

17:32 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm