Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 11/05/2011 - 09:48
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, nhiều DN phản ánh về thủ tục NH đặt ra là “quá sức” đối với họ. Ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có 5-10% số DNNVV được vay.
Còn theo điều tra gần đây của Bộ KHĐT, chỉ có 1/3 DNNVV có khả năng tiếp cận vốn NH, 1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận được. Nhiều NH còn đặt ra nhiều loại phí khiến lãi suất thật mà các DNNVV phải trả tới 27%/năm. Với lãi suất như trên, không ít DN không dám vay vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
DN khó tiếp cận vốn
Thời gian qua, theo chỉ đạo của Chính phủ, một số đối tượng như một vài DN thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, lĩnh vực nông nghiệp đã được vay vốn với lãi suất thấp hơn từ 1-3,5% so với lãi suất trên thị trường. Nhưng đây là con số rất ít. Còn lại, theo phản ánh của nhiều DN, nhất là các DNNVV rất khó tiếp cận vốn từ các NH, dù nhiều NH đã có hướng dành vốn cho các đối tượng là DNNVV và các DN hộ gia đình.
Theo khảo sát của VCCI, 74,47% DN muốn tiếp cận nguồn vốn từ NH nhưng không phải DN nào cũng tiếp cận được. Theo phản ánh của ông Nguyễn Thái Học - Chủ tịch Hiệp hội Điều VN, quý II/2011 là thời điểm DN ngành này mua nguyên liệu từ Châu Phi.
Nhu cầu của ngành này lên tới 25.000 tỉ đồng, riêng vụ thu mua này là 12.000 tỉ đồng nhưng mới chỉ lo được 6.000 tỉ đồng. Với chi phí hiện nay, để có 1 tấn nhân điều xuất khẩu, DN phải đầu tư 8.100USD (lãi suất, nhân công, chi phí xăng dầu...) trong khi giá xuất khẩu chỉ có 7.700USD/tấn. Như vậy, các DN điều đã lỗ 400USD/tấn. Dù lãi suất cao nhưng các DN không có khả năng tiếp cận NH cắt giảm hạn mức cho vay, khiến các các DN buộc phải thu hẹp sản xuất.
Theo TS Nguyễn Thị Mùi - Hiệu trưởng Trường nhân lực Vietinbank, trong bối cảnh NHNN thắt chặt tín dụng dưới 20% khiến dòng vốn đầu ra của các NH bị hạn chế, nhất là với những NH có tỉ trọng tín dụng/tổng số vốn huy động cao đang buộc phải tạm ngừng cho vay hoặc giảm tỉ trọng cho vay ra. Bên cạnh đó, lãi suất hiện đang ở mức quá cao, kinh tế vĩ mô chưa ổn định. “Đối với khối sản xuất kinh doanh thì lãi suất 15-17% đã kêu cao rồi, huống hồ 25-27% thì làm sao vay được. Bản thân các NH cũng phải huy động vào với lãi suất lên tới 17-18% thì phải cho vay ra đến 23-25%. Mức lãi suất đó chỉ có lĩnh vực phi sản xuất chịu đựng được” - TS Mùi nói.
Vốn vào NH sụt giảm
Một lý do khác khiến nguồn vốn cho vay ra của các NH giảm - theo TS Mùi - nguồn vốn của các NH đang sụt giảm mạnh do một phần vốn huy động từ đối tượng là các tổ chức đang bị rút ra. Theo lý giải, bên cạnh nguồn tiền gửi của các cá nhân (chiếm khoảng 40% tổng vốn huy động của NH) thì nguồn vốn đầu vào còn lại của các NH đến từ nhiều đối tượng, trong đó chiếm tỉ trọng lớn là từ các tổ chức, các DN. Khi lãi suất lên cao vượt quá chịu đựng của các DN thì những DN thay vì đi vay như trước đây đã rút tiền (gửi tại các NH nhằm thanh toán các đơn hàng) mang về lấy vốn kinh doanh.
Bên cạnh đó, khi một số NH nhỏ nâng lãi suất đầu vào đã thu hút một phần vốn từ các NH lớn. Điều này cũng đẩy mặt bằng lãi suất lên cao bởi nếu không nâng lãi suất theo, vốn sẽ chảy sang các NH khác. Nguồn từ NH Vietinbank cho thấy, nguồn tiền gửi của các tổ chức tại NH này thời ở điểm 28.4.2011 so với 31.12.2010 đã giảm tới 17,09%. Còn nếu so hai thời điểm 28.4.2011 và 31.3.2011 (tức là chỉ trong một tháng) thì lượng tiền gửi này giảm 5,77%. “Nguồn tiền gửi của các DN đang tụt giảm ghê gớm” - TS Nguyễn Thị Mùi nói. Trong khi đó, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu thời gian gần đây liên tục được NHNN điều chỉnh tăng.
Vốn chảy vào thị trường liên NH?
Trong khi các DN khó tiếp cận vốn thì một lượng không nhỏ được các NH cho vay trên thị trường liên NH. TS Mùi giải thích: Thứ nhất, nhiều TCTD qua khảo sát cho thấy các NH nhất là NH lớn có lượng tiền gửi không kỳ hạn rất lớn, có NH có tới 35.000-40.000 tỉ đồng. Mà theo thông tư 13 sửa đổi một số điều của thông tư 19, nguồn vốn này nếu cho vay ra thị trường sẽ bị khống chế tỉ lệ để đảm bảo an toàn hệ thống. Nhưng huy động vốn về, NH không thể không cho vay ra. Do đó, buộc các NH phải cho vay trên thị trường liên NH. Thứ hai, hoạt động cho vay trên thị trường liên NH giải quyết được hai vấn đề là bình ổn thị trường thị trường tiền tệ và mang lại lợi nhuận.
Những ngày qua, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên NH có lúc lên tới 21, thậm chí 25%. “Rõ ràng đây là một kênh sinh lợi” - TS Mùi nói, “còn NH nào mà phải đi vay trên liên NH với lãi suất tuần, lãi suất qua đêm lên tới 25% thì cần đặt ngay vấn đề về thanh khoản”. Cũng theo giải thích này thì rất nhiều NH với lãi suất huy động lên tới 17, thậm chí 18% mà không huy động được vốn hoặc huy động không đủ thanh khoản thì mới buộc phải vay trên liên NH với lãi suất trên 20%.
Vấn đề ở đây là cần xử lý mối quan hệ giữa lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất liên NH, lãi suất trên thị trường mở và lãi suất huy động cũng như cho vay ngoài thị trường. Bên cạnh đó, mức lãi suất mà lĩnh vực sản xuất khó tiếp cận 23-25% mà lĩnh vực phi sản suất vẫn vay được thì phải sử dụng các công cụ tài chính như đánh thuế lũy tiến đối với BĐS... đồng thời xem xét lại tỉ lệ dự trữ bắt buộc và xử nghiêm các NH huy động vượt trần.
(Theo LĐO)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà