Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/05/2012 - 06:34
(Thanh tra) - Dù kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may nước ta đã có bước tăng trưởng nhanh trong thời gian qua, nhưng trên thực tế chuỗi cung ứng của ngành vẫn còn quá yếu và đang tồn tại nhiều bất cập.
Việc xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành Dệt may Việt Nam là rất cần thiết
Mất cân đối cấu trúc
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thực trạng chuỗi cung ứng ngành Dệt may đang có sự mất cân đối trong cấu trúc ngành, bất cập về phương thức sản xuất trên tất cả các cấp độ.
Hiện tại, về thượng nguồn, nước ta đang cần khoảng 400 ngàn tấn bông, nhưng nguồn cung trong nước mới chỉ đáp ứng được 0,75%, khoảng 3 ngàn tấn. Nhu cầu xơ nhân tạo cũng cần khoảng 400 ngàn tấn, nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được 30%, khoảng 120 ngàn tấn…
Về trung nguồn, chủng loại, chất lượng, vải Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng, và luôn thay đổi theo yêu cầu của thị trường hàng may mặc xuất khẩu (XK). Giá cả số lượng, tiến độ không theo kịp yêu cầu may XK, toàn bộ máy móc, phụ tùng, hoá chất, thuốc nhuộm dùng cho dệt, kéo sợi đều phải nhập khẩu.
Còn về hạ nguồn, ngành May cần 6 tỷ mét vải/năm nhưng các DN phải nhập khẩu đến 5,2 tỷ mét, phụ liệu may phải nhập khẩu khoảng 70%, phương thức kinh doanh có đến 60% là gia công…
Theo Tổng thư ký Vitas Đặng Phương Dung, dù dệt may đang là ngành hàng có kim ngạch XK dẫn đầu trong các ngành hàng của Việt Nam, với khoảng 14 tỷ USD/năm, nhưng trên thực tế, giá trị này mới chỉ chiếm 3% giá trị kim ngạch XK của dệt may thế giới. Đặc biệt, tại thị trường nội địa, nơi tập trung hơn 80 triệu dân nhưng ngành cũng chỉ đạt giá trị sản phẩm bán ra khoảng 4,5 tỷ USD/năm.
Nguyên nhân là do các DN chỉ mải mê XK, chưa quan tâm thỏa đáng tới thị trường trong nước; hệ thống phân phối còn rời rạc, phân khúc hàng cao cấp rơi vào tay nước ngoài, trong khi hàng thấp cấp lại bị Trung Quốc thao túng.
Theo bà Dung, do quy trình sản xuất sản phẩm dệt may các khâu thiết kế, làm mẫu, mẫu bán hàng chiếm đến 94%, còn lại hai khâu xác nhận đơn hàng và sản xuất, giao hàng chỉ chiếm 6% giá trị gia tăng của sản phẩm. Do vậy, dù kim ngạch XK của ngành Dệt may Việt Nam lớn nhưng giá trị tăng thêm lại nhỏ. Đồng thời, sự liên kết giữa các công ty trong ngành còn yếu, nên từng công ty riêng lẻ của Việt Nam không thể cạnh tranh được với các nước, nhất là nước có giá nhân công rẻ…
Ngoài ra, bà Dung cũng nói thêm: “Nguồn nhân lực của ngành lại vừa thiếu vừa yếu, nhất là đội ngũ kỹ thuật, thiết kế, quản lý… Để thoát khỏi thực trạng trên, việc xây dựng chuỗi cung ứng trong ngành Dệt may Việt Nam là rất cần thiết”.
Giải pháp về chuỗi cung ứng
Tổng Giám đốc Công ty May Sài Gòn 3 Phạm Xuân Hồng cho biết, trên thực tế nguồn nguyên liệu vải cho sản xuất của công ty này vẫn đang phải nhập ngoại tới gần 70%, chỉ có khoảng 30% là mua từ nội địa. Mặc dù, trong nước đã có nhiều loại nguyên liệu, phụ liệu dệt may, nhưng cơ bản các DN vẫn chưa sản xuất được hàng cao cấp để làm những đơn hàng XK chuyên biệt. Mặt khác, do quy mô của các DN dệt may trong nước còn nhỏ nên năng lực sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu.
Ông Bùi Thế Kích,Tổng Giám đốc Công ty CP May Đồng Nai (Donagamex) nhìn nhận: Việc tìm được nguyên liệu, phụ liệu phù hợp cho sản xuất là một trong những khó khăn lớn với DN.
Hiện Công ty mới chỉ sử dụng 30% vải nguyên liệu và 50% phụ liệu trong nước. Tuy nhiên, để hạn chế khó khăn trên, Donagamex đã xúc tiến thành lập Công ty Đồng Việt Phú để chủ động nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, XK và cung cấp nguyên phụ liệu cho các DN trong ngành Dệt may cả nước. Công ty có công suất hoạt động ban đầu là 80 triệu m2 (lọai vải không dệt)/năm, dự kiến sau thời gian đi vào hoạt động công suất còn có thể tăng lên 200 triệu m2/năm, nếu nhu cầu thị trường cần thêm.
Trong khi đó Vitas cũng đang tích cực đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển chuỗi cung ứng như: Trong thời gian tới, ngành Dệt may sẽ chú trọng mở rộng xây dựng và kiện toàn hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu, tăng tính hợp tác trong ngành. Bên cạnh đó tích cực mở rộng thị trường, chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng, tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Thụy Vy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh