Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất giảm mạnh số công ty chứng khoán

Thứ tư, 09/05/2012 - 06:33

(Thanh tra) - Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) vừa đề xuất các giải pháp gửi Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính những việc cần làm ngay để ổn định và phát triển thị trường chứng khoán. Trong đó, giảm số lượng công ty chứng khoán xuống còn 25, thay vì 100 như hiện tại được coi là giải pháp quan trọng về trung hạn.

Hiện có quá nhiều CtyCK tồn tại nhưng chất lượng kém, nhân lực phân tán, cạnh tranh không lành mạnh (Ảnh minh họa)

Theo Tổng thư ký VAFI Nguyễn Hoàng Hải, hiện có quá nhiều công ty chứng khoán tồn tại nhưng chất lượng kém, nhân lực phân tán, cạnh tranh không lành mạnh. Chỉ số ít công ty hoạt động đầy đủ chức năng của một công ty chứng khoán (tư vấn, bảo lãnh phát hành...), còn đa số chủ yếu tập trung mảng môi giới, margin. Để thu hút nhà đầu tư, các công ty sẵn sàng cho vay gấp 5 lần vốn tự có. Tỷ lệ cho vay này không cố định mà thường xuyên thay đổi theo độ nóng lạnh của thị trường, vô hình chung biến chứng khoán thành sòng bạc.

Hậu quả, nhà đầu tư bám sàn thua lỗ, mất vốn, còn công ty chứng khoán đối diện nguy cơ phá sản. Hiện nhiều cổ đông công ty chứng khoán muốn rút vốn nhưng không chuyển nhượng được vì không ai mua, kể cả với giá rất thấp.

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam kiến nghị thị trường chỉ cần khoảng 25 công ty, nhằm tập trung, sắp xếp lại nguồn nhân lực, loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh. Phương án giải thể, hợp nhất, sáp nhập các công ty chứng khoán cần được thúc đẩy, xóa bỏ tình trạng “thích được làm chủ, được điều hành một mâm cỗ nhỏ”, qua đó bảo vệ đồng vốn của cổ đông, tạo sự an toàn, lành mạnh cho thị trường.

Để làm được điều này, theo VAFI nên yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước... đang nắm cổ phần chi phối tại các công ty chứng khoán thực hiện ngay việc giải thể, hợp nhất, sáp nhập hay thoái vốn. Ngoài ra, có thể buộc các công ty phải tăng vốn pháp định theo lộ trình, lên 600 tỷ đồng vào năm 2013 và đến năm 2015 ở mức 1200 tỷ đồng để sàng lọc các công ty yếu kém.

Theo VAFI, chứng khoán được ví như “chợ trời”, mất an ninh trật tự, nhiều hàng nhái, hàng giả, hàng lởm lẫn lộn với hàng tốt, tồn tại nhiều kẻ lừa đảo, cướp giật, thậm chí còn thông đồng với một số nhân viên quản lý “chợ”. Chính vì vậy, việc nhanh chóng cổ phần hóa các Sở giao dịch, tìm đối tác chiến lược từ các Sở giao dịch chứng khoán bên ngoài để thay đổi tận gốc cách thức quản trị hiện nay cần được quan tâm hơn nữa.

Giao dịch ký quỹ (Margin Trading) là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng do CtyCK môi giới cấp. Nó được đảm bảo bằng khoản ứng trước bằng tiền hoặc thế chấp bằng chính cổ phiếu được mua. Vì vậy, thông thường những nhà đầu tư nào dự đoán giá tăng sẽ thực hiện giao dịch ký quỹ.

Ví dụ: Nhà đầu tư A dự đoán giá của cổ phiếu XYZ tăng trong tương lai và muốn mua 3.000 cổ phiếu XYZ với giá 50.000 đồng/cổ phiếu nhưng chỉ có 75 triệu đồng trong tài khoản. Nhà đầu tư A có thể vay CtyCK nơi mở tài khoản 75 triệu đồng còn thiếu (50% vốn). Lợi nhuận nhà đầu tư A đạt được là chênh lệch giữa giá bán và giá mua 3.000 cổ phiếu này trừ đi lãi suất vay của CtyCK.

Ở các TTCK phát triển, thủ tục để thực hiện giao dịch ký quỹ như trên thông thường như sau: Nhà đầu tư cần mở một tài khoản ký quỹ riêng/Ký hợp đồng mở tài khoản ký quỹ/Nhà đầu tư phải nộp vào tài khoản số tiền đặt cọc ban đầu, gọi là số dư ký quỹ tối thiểu (minimum margin). Mỗi lần giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể vay từ 50-70% giá trị mua cổ phiếu. Số tiền 30 - 50% giá trị còn lại mà nhà đầu tư phải nộp vào tài khoản được gọi là ký quỹ ban đầu (initial margin).

Chứng khoán mua bằng tài khoản ký quỹ được gọi là chứng khoán thế chấp. Xét về tổng thể, giao dịch ký quỹ có một số lợi ích nổi bật như: Đối với nhà đầu tư: Có cơ hội để tăng lợi nhuận. Đối với CtyCK: Tăng khối lượng giao dịch, tăng hoa hồng. Đối với TTCK: Tăng tính thanh khoản, khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường, tiến gần hơn tới TTCK thế giới.

       BTL



Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm