Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuẩn bị kiểm tra chất lượng phân bón

Thứ năm, 13/06/2013 - 08:36

(Thanh tra)- Hiện nay, cả nước có khoảng 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón nhỏ lẻ. Đáng nói là, việc kinh doanh phân bón không cần giấy phép, chưa kể lâu nay chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất phân bón, tiêu chuẩn về dinh dưỡng chủ yếu do các doanh nghiệp tự công bố. Vì thế, đây là những kẽ hở để mặt hàng phân bón chưa được quản lý tốt.

Lực lượng liên ngành kiểm tra các mặt hàng đóng gói tại siêu thị. Ảnh: Tràng An.

Nhiều cơ sở chế biến chưa bảo đảm ATTP

Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, việc triển khai Thông tư số 14/2011, ngày 29/3/2011 của Bộ mới có 8 tỉnh báo cáo kết quả đối với 5/10 loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tổng hợp kết quả cho thấy, 5 tỉnh gồm: Long An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn La thực hiện kiểm tra đánh giá phân loại lần đầu và định kỳ cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản với tỷ lệ cơ sở xếp loại A, B cao trên 75%; 2 tỉnh Bình Phước, Sơn La kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản với tỷ lệ cơ sở xếp loại C lần đầu còn cao 45,5%. Như vậy, việc triển khai Thông tư 14, đặc biệt là việc kiểm tra định kỳ, tái kiểm tra các cơ sở xếp loại C tại các tỉnh còn rất chậm, chưa đầy đủ với các loại hình cơ sở được quy định.

Trong khi đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã tiến hành lấy mẫu gừng Trung Quốc hiện có tại 10 chợ lớn ở Hà Nội và TP HCM để kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP). Kết quả phát hiện 1/50 mẫu gừng tỷ lệ 2% được kiểm tra có dư lượng aldicard 0,06ppm, cao hơn so với quy định của EU và Nhật Bản (0,05ppm). Nguy cơ mất ATTP của gừng Trung Quốc hiện có trên thị trường Việt Nam là không cao với lý do chỉ có 1,8% mẫu được kiểm tra chứa dư lượng aldicarb vượt mức cho phép; 98,2% số mẫu được kiểm tra là an toàn.

Đáng chú ý, kết quả thanh tra, kiểm tra liên ngành thuộc 3 đoàn do Bộ NN&PTNT phân công thực hiện tại 9 tỉnh, TP trên cả nước từ ngày 20/4 - 15/5 cho thấy, trong số 25 bếp ăn tập thể, siêu thị và cơ sở chế biến nông sản có 17 cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về ATTP như: Thiếu bảo hộ lao động, cơ sở vật chất không  bảo đảm, sử dụng thịt không có dấu kiểm soát giết mổ, không rõ nguồn gốc nguyên liệu đầu vào… Đến nay, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã ban hành 10 quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y với số tiền 54 triệu đồng.

Quản lý phân bón còn nhiều kẽ hở

Hiện nay, cả nước có khoảng 600 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón nhỏ lẻ. Tại sao lại nhiều như vậy? Trước hết, do quy định về kinh doanh phân bón không cần giấy phép. Cộng với việc lâu nay chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất phân bón, tiêu chuẩn về dinh dưỡng chủ yếu do các doanh nghiệp tự công bố. Vì thế, đây là những kẽ hở để mặt hàng phân bón chưa được quản lý tốt.

Thực tế, việc quản lý phân bón cũng gặp không ít vướng mắc. Đó là Bộ Công thương quản lý phân bón vô cơ, còn Bộ NN&PTNT quản lý phân bón hữu cơ. Mặc dù, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 36 quản lý chất lượng phân bón; Thông tư 52 về khảo nghiệm phân bón, nhưng do trên thị trường có khoảng trên dưới 6.000 loại phân bón khác nhau nên việc nhớ hết tên loại phân bón để quản lý đã khó, chưa nói đến các nội dung quản lý khác.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu, vấn đề về chất lượng phân bón đã tồn tại lâu nay. Có loại phân hữu cơ chưa đạt yêu cầu, không biết sản xuất theo công thức, chế biến thành phần như thế nào. Bà Thu yêu cầu trong tuần tới Cục Trồng trọt phải thành lập các đoàn kiểm tra.

Nhiều ý kiến cho rằng, không riêng gì phân bón mà đối với các mặt hàng nông sản thuộc danh mục do Bộ NN&PTNT quản lý còn vướng nhiều văn bản, quy định khiến cơ quan chức năng địa phương khi kiểm tra còn khó khăn, lúng túng. Bởi vậy, các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT cần rà soát lại giúp địa phương quản lý tốt hơn. Đối với một số thông tư đang sửa đổi, tích cực thực hiện cần khẩn trương hoàn thiện trong tháng 6. Riêng, Thông tư 55 phải mất 18 tháng nghiên cứu sửa đổi nhưng vẫn chưa xong, còn việc thực hiện Thông tư 14 cần tập trung vào cơ sở giống, vật tư nông nghiệp có trọng tâm trọng điểm. Ngoài kiểm tra định kỳ cần tái kiểm tra cơ sở xếp loại C. Như vậy, mới hy vọng có hiệu quả.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mẫu xe đáng mua nhất phân khúc VinFast VF 8 ưu đãi tới gần 270 triệu dịp cuối năm

Mẫu xe đáng mua nhất phân khúc VinFast VF 8 ưu đãi tới gần 270 triệu dịp cuối năm

(Thanh tra) - Kể từ khi ra mắt thị trường, VinFast VF 8 luôn được đánh giá là mẫu D-SUV đáng tiền bậc nhất phân khúc khi mang đến cho người dùng những trải nghiệm đắt giá nhờ tích hợp hàng loạt công nghệ và tiện nghi đỉnh cao. Trong mùa mua sắm cuối năm nay, sức hút của “vua phân khúc” tiếp tục được tăng cao nhờ loạt ưu đãi lớn từ hãng xe Việt.

TC

10:53 14/12/2024
Prife International - từng bước chinh phục thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

Prife International - từng bước chinh phục thị trường trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

(Thanh tra) - Prife International – Thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp vừa vinh dự nhận 4 giải thưởng “Rising Star Sales Revenue – Rising Star Company Of The Year – Rising Star Product Of The Year – Rising Star International Growth” do Hiệp hội bán hàng trực tiếp MDDA Malaysia bình chọn năm 2024.

Liên Hương

10:25 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm