Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 20/03/2013 - 06:41
(Thanh tra)- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực và thủy sản lớn nhất Việt Nam, đồng thời là vùng đất quan trọng đối với Nam bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, để thu hút đầu tư vào khu vực này hiệu quả hơn cần có sự liên kết vùng.
Khu vực ĐBSCL có nhiều lợi thế thu hút đầu tư
Ông Dương Quốc Xuân, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ nhận định: “ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt quá trình tăng cường liên kết vùng, khu vực, cùng với sự sáng tạo của từng địa phương trong khu vực đã tạo cho khu vực ĐBSCL có sự chuyển biến tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư hướng đến thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư... Mặc dù được quan tâm, đầu tư, nhưng các tỉnh ĐBSCL vẫn tồn tại nhiều yếu điểm, điển hình là nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, kinh tế mới chỉ phát triển theo chiều rộng, khai thác theo tiềm năng vốn có, tầm nhìn chiến lược và chỉ đạo phát triển đối với vùng còn nhiều lúng túng, nên vùng ĐBSCL vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Cùng với khó khăn, thách thức thì đây cũng là cơ hội để các tỉnh khu vực ĐBSCL phát triển”.
PGS.TS Edmund Malesky - Trưởng Nhóm Tư vấn Năng lực cạnh tranh Việt Nam nhận định: Các địa phương khu vực ĐBSCL có sự cải thiện năng lực cạnh tranh tương đối đồng đều, điều này chứng tỏ đã có sự chia sẻ thực tiễn hiệu quả, lãnh đạo địa phương tích cực đồng hành cùng doanh nghiệp. Chính sự hợp tác này làm cho khu vực ĐBSCL ngày càng có bước phát triển ấn tượng.
Tuy nhiên, theo ông Edmund, dù đạt được thành công bước đầu, luồng FDI vào khu vực ĐBSCL vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những vấn đề cần cải thiện chính là khoảng cách từ khu vực sản xuất tới thị trường, kết nối hạ tầng giao thông, viễn thông. Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực, lực lượng lao động qua đào tạo nghề còn khá thấp, dịch vụ việc chưa thực sự phổ biến.
Thực tế cho thấy, hiện các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đã có nhiều cải thiện trong môi trường đầu tư, song hiệu quả thu hút chưa cao. Đồng Tháp là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nằm trong tốp đầu nhiều năm liền. Hiện, Đồng Tháp có khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động trên khắp các lĩnh vưc như: Chế biến và xuất khẩu nông sản, thủy sản, hàng dệt may… Thế nhưng, hiện việc liên kết sản xuất vùng còn rất hạn chế.
Với ưu thế nổi bật là nông nghiệp, tại hội nghị về môi trường đầu tư của khu vực ĐBSCL vừa được tổ chức tại Hà Nội, đại diện các tỉnh khu vực ĐBSCL cho biết, sẽ tập trung kêu gọi đầu tư vào những dự án nông nghiệp công nghệ cao với mục đích đẩy mạnh liên kết ngành nông nghiệp của vùng để không chỉ dừng lại xuất thô sản phẩm mà tiến tới sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam sẽ sánh ngang với các nước bạn.
“Để khắc phục những điểm yếu của các tỉnh vùng ĐBSCL, đơn lẻ một tỉnh nào đó không thể thực hiện được mà cần có sức mạnh của nhiều địa phương gần nhau. Để tăng số lượng cũng như chất lượng trong thu hút đầu tư, sự nỗ lực trong điều hành kinh tế cấp tỉnh chưa đủ mà còn cần ở cấp khu vực và Trung ương. Bên cạnh đó, không nên chỉ cải thiện môi trường đầu tư dành cho những doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn mà phải hướng tới những doanh nghiệp sắp đến đầu tư tại địa phương”, PGS.TS Edmund Malesky khuyến nghị.
Xác định đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là một trong những điểm chính nhằm thu hút đầu tư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Phan Anh Vũ cho biết, tỉnh sẽ chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng; thực hiện đầy đủ những chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước dành cho khu vực cũng như xây dựng những ưu đãi riêng đối với một số đối tượng đầu tư. Đây cũng là chính sách thu hút nguồn vốn không chỉ của tỉnh Vĩnh Long mà còn là mục tiêu thực hiện của các tỉnh ĐBSCL khác.
Các tỉnh khu vực ĐBSCL cũng cam kết với các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư của vùng ngày càng thông thoáng hơn.
Kết quả điều tra PCI trong những năm gần đây cho thấy sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong khu vực ĐBSCL nhằm cải thiện môi trường đầu tư. Năm 2008, trong top 5 cả nước, khu vực này có 2 tỉnh; 5 tỉnh trong top 10 cả nước. Năm 2010, trong top 5 có 2 tỉnh, trong top 10 có 6 tỉnh. Và, năm 2012, khu vực ĐBSCL đã trở thành điểm sáng của bảng xếp hạng với 3 tỉnh trong top 5 và 6 tỉnh trong top 10, trong đó Đồng Tháp ở vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng. |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà