Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần sự hỗ trợ của Nhà Nước

Thứ hai, 21/03/2011 - 22:42

(Thanh tra)- Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, dù chưa có sự bùng nổ về số lượng Doanh nghiệp (DN) 100% vốn nước ngoài, nhưng sức ép cạnh tranh trên “sân nhà” giữa DB nội và ngoại đang gia tăng. Việc kết hợp kênh bán hàng hiện đại (trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…) đã giúp các DN nội giữ được cân bằng, lợi thế trước mắt.

Nội tăng tốc, ngoại bung ra
  
Mô hình bán lẻ hiện đại đang là cuộc chạy đua giữa các DN trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, DN trong nước vẫn chiếm ưu thế dù tiềm lực tài chính, công nghệ và kinh nghiệm bán lẻ chưa thể so với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang kinh doanh tại Việt Nam. Từ ngày 1/1/2009, khi nước ta chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, các DN nội đã tăng tốc nhanh chóng. Tính đến nay, Saigon Co.op đã có 50 siêu thị, tăng 22 siêu thị trong 2 năm, với mức doanh thu tăng bình quân 35 - 40%/năm đồng thời, cho ra đời thêm các cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food.

Không có mức tăng trưởng ồ ạt, nhưng phát triển theo mô hình đại siêu thị với diện tích mặt bằng tối thiểu 10.000m2, hệ thống siêu thị Maximark đến nay cũng đã có 5 cơ sở tại TP HCM, Nha Trang, Cần Thơ. Bà Nguyễn Phương Thảo, Giám đốc Maximark Cộng Hòa, khẳng định, đến thời điểm này, các DN trong nước hoàn toàn tự tin phát triển hệ thống của mình để cạnh tranh với các DN ngọai.
  
Bên cạnh việc phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, một số nhà bán lẻ trong nước còn bắt tay với các DN bán lẻ nước ngoài. Như mới đây là sự hợp tác giữa Cty Cổ phần Thương mại Dịch vụ G7 với Minstop (Nhật Bản). Trong lĩnh vực điện máy, các DN nội dường như phủ kín thị trường và liên tục chạy đua nhằm mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích hơn. Sự phát triển nhanh chóng của các DN nội còn thể hiện qua việc liên kết, hợp tác với nhau. Đơn cử, 4 DN hàng đầu là: Saigon Co.op, Hapro, Satra và Phú Thái Group liên kết thành lập Cty Cổ phần Tập đoàn Phân phối Việt Nam (VDA), đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong ngành phân phối và bán lẻ nước ta.
    
Trong khi đó, các DN bán lẻ ngoại, dù chưa có những tên tuổi lớn ồ ạt vào Việt Nam, nhưng năm 2010, chúng ta đã chứng kiến sự mở rộng thị trường của một số tên tuổi như: Debehams, Mexx… Bên cạnh đó, những cái tên quen thuộc như: Big C, Metro Cash & Carry, Lotte Mart… cũng là những đối thủ đáng gờm. Những DN này không chỉ tăng nhanh về số lượng mà còn phát triển theo mô hình đại siêu thị. Chỉ trong vòng 2 năm, Big C đã khai trương thêm 6 đại siêu thị và trung tâm thương mại mới phục vụ hơn 20 triệu lượt khách đến mua sắm mỗi năm. Đặc biệt, Big C đã nhảy vào và hiện đang kinh doanh đến 95% hàng Việt. Riêng, Metro Cash & Carry kinh doanh theo mô hình bán sỉ hiện đại, đã có sự phát triển nhanh chóng. Trong năm 2010, Metro Cash & Carry liên tục khai trương 12 siêu thị tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tương tự, chỉ trong 2 năm có mặt tại Việt Nam, Tập đoàn Lotte đã sở hữu 2 siêu thị lớn và đang lên kế hoạch đến năm 2018 nâng lên 30 siêu thị.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài, sự chuyển dịch từ chợ truyền thống sang các trung tâm mua sắm hiện đại sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong sự phát triển của thị trường bán lẻ nước ta.


Lợi thế trước mắt
   
Hiện, mô hình bán lẻ hiện đại mới chỉ chiếm khoảng 20% trong hệ thống phân phối, như vậy vẫn còn 80% dư địa dành cho chợ truyền thống. 50% số hộ gia đình ở các thành thị vẫn còn thói quen mua sắm ở các chợ truyền thống. Những con số ấy đã minh chứng cho việc các mô hình bán lẻ hiện đại chưa thể đè bẹp chợ truyền thống tại Việt Nam. Một trong những lý do khiến chợ truyền thống chiếm ưu thế là do hệ thống phân phối rộng khắp.
   
Một lý do khác cũng trở thành ưu thế của chợ truyền thống là thường nằm ở những vị trí trung tâm và đã có tiếng từ rất lâu, thu hút một lượng khách mua sắm và tham quan, như: Chợ Đồng Xuân (Hà Nội), chợ Đông Ba (Huế), chợ Bến Thành (TP HCM)… Một DN sản xuất thực phẩm tại TP HCM cho biết, ngoài kênh phân phối là các siêu thị và cửa hàng tiện lợi, hiện nay doanh thu từ các chợ truyền thống vẫn chiếm 50% tổng doanh thu hàng tháng của DN. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn tồn tại những nhược điểm cố hữu, đó là tình trạng bán hàng gian, hàng giả, môi trường mua sắm chưa tiện ích đối với người tiêu dùng… Đó cũng là lý do một số chợ truyền thống được xây dựng lại và trở thành mô hình kết hợp giữa chợ truyền thống và trung tâm thương mại.
    
Theo các chuyên gia kinh tế, việc kết hợp này bước đầu giúp giải được bài toán khan hiếm mặt bằng của mô hình bán lẻ hiện đại; đồng thời góp phần giải quyết bài toán quản lý chợ truyền thống. Tiêu biểu cho mô hình này là Trung tâm Thương mại chợ Hàng Da (Hà Nội) do Cty Cổ phần Thương mại Hàng Da làm chủ đầu tư. Dự án là mô hình kết hợp giữa trung tâm thương mại hiện đại và chợ truyền thống. Công trình gồm 5 tầng cao và 2 tầng hầm, cung cấp gần 7.000m2 diện tích bán lẻ cho thuê. Tầng hầm và tầng 1 là mô hình chợ truyền thống; từ tầng 2 - 5 là các khu trung tâm thương mại.

Cần sự hỗ trợ của Nhà nước
   
Theo công bố mới nhất của AT Keamey (tập đoàn chuyên xếp hạng bán lẻ nổi tiếng trên thế giới, năm 2010 Việt Nam xếp thứ 14/30 thị trường bán lẻ của các nền kinh tế mới nổi hấp dẫn nhất thế giới). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng nước ta trong năm 2010 đạt tới 1.440.000 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm 2009. Dựa vào triển vọng này, Cty Nghiên cứu Thị trường Toàn cầu RNCOS (Hoa Kỳ) dự báo, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ đạt doanh số 85 tỷ USD vào năm 2012.
   
Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để các DN bán lẻ trong nước ngày càng lớn mạnh trong khi áp lực cạnh tranh với DN nước ngoài ngày càng gia tăng. Khó khăn lớn nhất hiện nay của các DN trong nước là về mặt bằng, vốn, lãi suất cao… đặc biệt là sự đối xử thiếu công bằng so với DN nước ngoài ở nhiều địa phương khi thu hút đầu tư. Thời điểm hiện nay đòi hỏi các DN bán lẻ phải tập trung cho chiến lược phát triển nhanh và cạnh tranh hiệu quả. Vì vậy, cần có hỗ trợ tích cực của Nhà nước để giúp các DN đầu tư cơ sở hạ tầng, củng cố tiềm lực kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược cạnh tranh, chủ động liên doanh, liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường.

Hà Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm