Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bất động sản năm Rồng: Thị trường liệu có đi lên?

Thứ ba, 17/01/2012 - 13:50

(Thanh tra)- Mặc dù đón nhận nhiều hỗ trợ vào cuối năm 2011, nhưng các chuyên gia và người trong cuộc nhận định, thị trường bất động sản (BĐS) trong năm 2012 sẽ còn khó khăn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn có thể lạc quan hơn trong năm Rồng 2012 - năm biểu tượng cho sự thịnh vượng, bởi các hỗ trợ từ phía Chính phủ và niềm tin của giới đầu tư đang dần trở lại.

Quá nhiều chung cư cao cấp, trong khi nhu cầu người dân lại ở phân khúc khác. Ảnh: Tất Đạt

Năm 2012: Thị trường BĐS vẫn chịu nhiều dư chấn

Trải qua một năm đầy sóng gió, theo các nhà đầu tư, thị trường sẽ còn dư chấn từ nền kinh tế thế giới cũng như phải chạy đà sau quãng thời gian dài nguội lạnh trong năm 2011.

Tổng Giám đốc Đất Việt Group Nguyễn Hoàng Hoán cho rằng: “Sang năm 2012, về cơ bản sẽ khó khăn hơn năm 2011. Các doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn chủ yếu có vốn đầu tư nhỏ. Ngược lại, những DN có tiềm lực tài chính mạnh, kinh doanh có chiều sâu vẫn hoạt động tốt”.

Cùng chung quan điểm, Tổng Giám đốc Sàn giao dịch BĐS DTJ Nguyễn Quốc Khánh cho rằng: Năm 2011, thị trường BĐS ghi dấu ấn bởi sự giảm giá của các sản phẩm BĐS trên thị trường; những vụ vỡ nợ của nhiều đại gia BĐS… Tuy nhiên, thị trường vẫn còn tiềm năng từ nguồn cầu của các luồng dân di cư tới thành phố lớn với phân khúc nhà giá rẻ, bình dân và những cải thiện về chính sách tiền tệ sẽ đi vào thực tế trong năm 2012. Chúng ta có thể hy vọng vào một tương lại khả quan hơn cho thị trường BĐS.

Không thể chỉ dựa vào tín dụng

Một trong những nguyên nhân khiến thị trường rơi vào trầm lắng, đó là sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Thực hiện tinh thần Nghị quyết 11 của Chính phủ, nếu như trước kia ở một số ngân hàng, tín dụng dụng dành cho lĩnh vực BĐS lên tới 40 - 50%, thì cho đến ngày 31/12/2011, chỉ còn 16%, khiến thị trường BĐS rơi vào trình trạng thiếu vốn nghiêm trọng.

GS Đặng Hùng Võ: Nhà ở cho người thu nhập thấp, chung cư mini có thể là định hướng đầu tư tốt trong năm 2012. Ảnh : Tất Đạt

Thêm vào đó, các DN vay vốn ngân hàng thường trong ngắn hạn nhưng đầu tư BĐS lại là dài hạn. Và, lượng tiền người mua vay lại rất nhỏ so với lượng tiền DN xây nhà thương mại vay. Điều này ẩn chứa nguy cơ ảnh hưởng xấu với hệ thống các nhà đầu tư, người vay khi có biến động mạnh… Thực tế, nguy cơ này đã xảy ra kéo theo tình trạng vỡ nợ, phá sản của nhiều nhà đầu tư.

Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội nhận định: Vấn đề cốt lõi nếu như không cải thiện mỗi quan hệ giữa bên vay và cho vay, chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường cho cả 3 nhà: Hệ thống ngân hàng, nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng khác.

 Bài học có thể rút ra từ năm 2011 đó là các bài toán thị trường cần phải được tính toán cẩn thận. Dễ nhận thấy phân khúc chung cư, chung cư cao cấp vốn là thị trường “hot” trước đây, nhanh chóng trở thành nơi chôn chân, gục ngã của nhiều nhà đầu tư trong năm qua. Bởi, có quá nhiều nhà đầu tư tập trung cho phân khúc này khiến nguồn cung tăng vọt, trong khi đó nhu cầu mua nhà hầu như không tăng… Khi sản phẩm BĐS không có tính thanh khoản thì DN hoàn toàn có thể lâm vào thế bí và phá sản.

Bất động sản giá rẻ, bình dân - định hướng của năm

Trong năm khó khăn vừa qua, vẫn có các nhà đầu tư kinh doanh tốt, nhiều dự án BĐS mở bán thành công. Điều này cho thấy thị trường không hẳn đã đến mức đường cùng.

GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, nếu các DN giải quyết được nút thắt nguồn vốn thì hoàn toàn có thể thành công trong năm nay.

 “Định hướng đầu tư trong năm 2012 đã hình thành rõ nét tại Chỉ thị CT-1296/TTg của Thủ tướng Chính phủ với các dự án nhà ở xã hội… Đồng thời, Chỉ thị này cũng hướng đầu tư sang thị trường giá nhà phù hợp với thu nhập, có yếu tố “cầu” cao từ phía người dân lao động”, GS Võ nhận định.

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, dấu hiệu về định hướng đầu tư trong năm 2012 còn được thể hiện qua Công văn số 8844/NHNN-CSTT ngày 14/11/2011 của Ngân hàng Nhà nước. Nội dung công văn mở ra cơ hội cho 4 nhóm lĩnh vực BĐS: Nhà ở cho thuê với công nhân, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhóm các dự án có thể hoàn thành vào đầu năm 2012, nhóm người mua nhà trả bằng lương, được đưa ra khỏi rổ phi sản xuất để có thể tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Đây là dấu hiệu tốt về tín dụng cho BĐS.

Để có thể đầu tư đúng hướng, các DN BĐS cần cơ cấu, sắp xếp lại công việc, tái cơ cấu nguồn lực và lĩnh vực đầu tư, cũng như chiến lược đầu tư và kinh doanh. Các chủ đầu tư khi tiến hành dự án BĐS cũng cần chú trọng tới việc bảo đảm giá thành xây dựng hợp lí và tiết kiệm nhất, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong năm Rồng - 2012, thị trường BĐS Việt Nam có thể phục hồi dưới những hỗ trợ từ phía Chính phủ và chu kì lên xuống của thị trường. DN vẫn có thể thành công nếu như nắm bắt được định hướng đầu tư của chu kì mới. Điều quan trọng là, các DN phải lấy lại được lòng tin của nhà đầu tư, vì đó chính là giải pháp nguồn vốn độc lập hơn.

Tất  Đạt - Mai Hương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm