Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 23/02/2012 - 21:34
(Thanh tra)- Theo dự báo của ngành Mía đường, nguồn cung đường năm 2012 có thể đạt 1.570.000 tấn; trong đó, đường sản xuất năm 2012 khoảng 1.400.000 tấn; đường tồn kho năm 2011 là 100.000 tấn và lượng nhập khẩu (NK) theo cam kết WTO là 70.000 tấn. Với dự báo này, tổng cầu sẽ là 1.400.000 tấn, luân chuyển cuối năm là 100.000 tấn. Cân đối cung - cầu, năm 2012 có thể thừa 70.000 tấn đường.
* Cung đã vượt cầu
Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), lượng đường nhập lậu hàng năm rất lớn, nên lượng đường các nhà máy sản xuất để cung cấp ra thị trường thấp hơn so với nhu cầu tiêu thụ trong nước. Bởi, tổng hợp lượng đường công nghiệp cung ứng ra thị trường (bao gồm đường các nhà máy bán ra và đường NK chính ngạch theo hạn ngạch thuế quan) của 5 năm gần đây chỉ vào khoảng 1,1 - 1,2 triệu tấn/năm. Như vậy, khả năng dư thừa đường năm 2012 sẽ cao hơn nhiều so với lượng 70.000 tấn.
Để giảm áp lực trong khâu lưu thông và tạo điều kiện cho các nhà máy đường thu hồi vốn phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp đã đề nghị Bộ NN&PTNT cho xuất khẩu (XK) đường. Và mới đây, Bộ này đã đồng ý cho XK từ 100.000 - 150.000 tấn đường. Hiện, thủ tục cấp phép đang chờ Bộ Công thương giải quyết.
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng, từ nay đến tháng 5 đang là chính vụ sản xuất, lượng đường tồn kho nhiều, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn tập trung cho sản xuất. Vì vậy, cần quy định thời gian nhập khẩu 71.000 tấn đường trong hạn ngạch thuế quan bắt đầu từ tháng 6/2012. Đồng thời, Hiệp hội cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công thương trình Chính phủ cho tạm trữ 200.000 tấn đường với thời gian 6 tháng để ổn định giá đường trong nước.
Thực tế, đường là mặt hàng sản xuất 6 tháng mà tiêu thụ cả năm. Vì vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi để các nhà máy tăng hạn mức tín dụng tương ứng với số lượng đường tạm trữ để bảo đảm vốn sản xuất. Đây cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo đảm nguồn cung và ổn định giá đường trong nước.
Hơn nữa, thời gian qua, giá đường trên thị trường cao hơn rất nhiều so với giá bán ra của các nhà máy. Việc có một bộ phận đang thao túng giá đường trong nước là không loại trừ. Vì vậy, Bộ Công thương cần rà soát, kiểm tra hệ thống phân phối đuờng. Có kế hoạch xây dựng, kiểm soát chuỗi phân phối; bảo đảm trên thị trường giá bán tương ứng với giá sản xuất của nhà máy để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chưa kể, gần đây, nhiều nhà máy đường mở rộng công suất, nên sản lượng đường sản xuất hàng năm sẽ vượt so với nhu cầu tiêu dùng trong nước. Bên cạnh đó, theo hiệp định hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với 2 nước Lào và Campuchia nên một số doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư xây dựng nhà máy đường tại nước bạn và đường sản xuất ra chủ yếu lại tiêu thụ tại Việt Nam.
Vì vậy, Bộ NN&PTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ Công thương chủ trì xây dựng chiến lược XK đường đến năm 2020 nhằm bảo đảm ổn định sản xuất trong nước.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà