Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ hai, 01/07/2024 - 21:00
(Thanh tra) - Từ đầu năm đến nay, Hà Nội có hơn 15 nghìn doanh nghiệp (DN) thành lập mới, nhưng có tới khoảng 20 nghìn DN giải thể, ngừng hoạt động...
20 nghìn doanh nghiệp tại Hà Nội giải thể, ngừng hoạt động. Ảnh: H.T
DN đăng ký mới giảm, DN giải thể tăng
Ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội cho biết, nửa đầu năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP Hà Nội ước đạt 252.054 tỷ đồng, đạt 61,7% dự toán, tăng 12,5% so với cùng kỳ, trong đó các khoản thu từ xuất nhập khẩu, từ dầu thô và thu nội địa đều tăng so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2024, GRDP Hà Nội ước tăng 6,0% (cùng kỳ tăng 5,97%). Trong đó: Dịch vụ tăng 6,55%; công nghiệp và xây dựng tăng 5,37%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,94%; thuế sản phẩm tăng 4,38%.
Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 8.891 triệu USD, tăng 11% (cùng kỳ giảm 2,7%), trong đó: Khu vực kinh tế trong nước tăng 14,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,1%.
Đặc biệt, chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 5,32% (cùng kỳ tăng 1,22%). Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, chỉ có nhóm hàng bưu chính viễn thông là giảm giá.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, TP Hà Nội thu hút 1.165,3 triệu USD vốn FDI (tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023), trong đó, có 120 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đạt 1.036,5 triệu USD; 78 lượt tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 55,21 triệu USD và 104 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị vốn góp đạt 73,6 triệu USD.
“TP Hà Nội đang chuẩn bị công tác tổ chức hội nghị đối thoại với các DN đầu tư nước ngoài nhằm trao đổi, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các DN, nhà đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn TP” - Phó Giám đốc Sở KH&ĐT cho hay.
Thông tin đáng chú ý được Sở KH&ĐT cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, TP có 15.502 DN thành lập mới với số vốn 149.188 tỷ đồng (giảm 3% về số lượng DN, giảm 3% về vốn đăng ký); có 6.012 DN hoạt động trở lại (tăng 17%).
Tuy nhiên, Hà Nội cũng có tới 2.097 DN giải thể (tăng 14%); 16.967 DN tạm ngừng hoạt động (tăng 26%); 2.646 DN chờ làm thủ tục giải thể (tăng 18,6%).
Khó khăn vẫn còn
Số DN giải thể, ngừng hoạt động tại Hà Nội tăng cũng nằm trong xu thế chung của cả nước. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay, cả nước 110,3 nghìn DN rút lui khỏi thị trường, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có gần 18,4 nghìn DN rút lui khỏi thị trường.
Nhận định của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ) trong báo cáo Thủ tướng về tình hình DN chỉ ra, DN phải đối diện với 5 khó khăn chính gồm: Khó khăn về đơn hàng; khó khăn về dòng tiền; khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính và đáp ứng quy định pháp luật, nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế; khó khăn về tiếp cận vốn vay.
Do vậy, Chính phủ cần có chính sách, kế hoạch thực hiện cụ thể để vực dậy các DN đang “chết lâm sàng” mà không thể làm thủ tục ngừng kinh doanh hoặc giải thể. Dù khó khăn vẫn tiếp diễn, nhưng khảo sát về triển vọng vĩ mô, tiếp cận vốn, thị trường, đánh giá hiệu quả hỗ trợ niềm tin của DN đã quay trở lại.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, với dư âm năm 2023 đầy khó khăn (khó nhất trong hàng chục năm qua của ngành Dệt may), tình hình sản xuất kinh doanh năm nay của DN chưa thể khởi khắc.
"Sức khỏe" DN suy yếu từ năm ngoái, nếu đến năm nay chưa phục hồi, trở nên yếu ớt hơn thì sẽ rút khỏi thị trường. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, hiện tình trạng ngành này đã “sáng” hơn, đơn hàng đã dồi dào hơn, giá có xu hướng nhích lên nhưng vẫn chưa được như mong muốn. DN dệt may chuyển từ gì cũng nhận, sang lựa chọn đơn hàng, đã có đơn hàng tới cuối quý III, nhưng dài hơi hơn cần thận trọng.
Về phía các DN, nhiều DN nhỏ và vừa lên tiếng bày tỏ khả năng tiếp cận vốn của DN vô cùng khó khăn, do yêu cầu tiên quyết là tài sản đảm bảo. Dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 4 lần hạ lãi suất cơ bản và mặt bằng lãi suất huy động giảm nhanh, song lãi suất cho vay vẫn khá cao.
Chính sách hỗ trợ 2% lãi suất vừa qua chưa phát huy được hiệu quả. Do đó, để gỡ khó cho DN trong tiếp cận vốn, nhiều DN mong muốn, thành lập quỹ bảo lãnh cho các DN nhỏ và vừa.
Dù tình hình DN đã có những "điểm sáng", nhưng xét tổng thể, mức độ khó khăn của DN vẫn còn hiện hữu. Hơn lúc nào hết, các giải pháp về tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn cần được coi trọng và thực thi mạnh mẽ với sự vào cuộc và nỗ lực hơn nữa của tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Còn khoảng 7 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp và nhiều hệ thống phấn phối đã lên phương án dự trữ hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.
T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng