Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 28/12/2021 - 16:28
(Thanh tra) - Hôm nay (28/12), Bộ Tài chính đã công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2021, trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Tài chính.
Bộ Tài chính công bố 10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2021. Ảnh: TQ
1. Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, linh hoạt phục vụ hiệu quả phòng chống dịch Covid-19 hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách năm 2021.
Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 từ cuối tháng 4/2021 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế - xã hội, tạo sức ép rất lớn đến cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN). Thu NSNN giảm do kinh tế khó khăn và thực hiện các chính sách ưu đãi miễn, giảm; trong khi nhu cầu tăng chi lớn. Trong bối cảnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất các giải pháp điều hành NSNN chặt chẽ, linh hoạt, tiết kiệm, tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân khó khăn.
2. Kịp thời thành lập và quản lý Quỹ Vắc-xin phòng Covid-19 an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch.
Tính đến 17h ngày 23/12/2021, đã có 580.096 tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ 8.800,55 tỷ đồng (bao gồm lãi tiền gửi ngân hàng 55,9 tỷ đồng). Số dư quỹ cuối ngày 1.129,05 tỷ đồng. Tổng số đã chi 7.671,5 tỷ đồng. Trong đó, quỹ đã thực hiện xuất mua vắc-xin là 7.666,9 tỷ đồng, chi hỗ trợ nghiên cứu, thử nghiệm vắc-xin là 4,6 tỷ đồng.
3. Triển khai hóa đơn điện tử, tăng cường thu thuế sàn thương mại điện tử, nền tảng số - bước tiến lớn về chuyển đổi số và hiện đại hóa công tác thuế.
Năm 2021 tổng thu NSNN do ngành Thuế quản lý hoàn thành vượt dự toán trên 177.000 tỷ đồng. Theo báo cáo ước thu năm 2021 của các cục thuế, có 60/63 địa phương đánh giá hoàn thành và hoàn thành vượt dự toán thu NSNN năm 2021; có 14/19 khoản thu, sắc thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán.
Đặc biệt trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, đã được Tổng cục Thuế tăng cường triển khai.
Qua rà soát cơ quan thuế đã thu được 1.314 tỷ đồng từ các tổ chức Việt Nam có ký hợp đồng quảng cáo trực tuyến với tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, Youtube, Facebook. Số thu từ cá nhân tự kê khai, số thuế truy thu, tiền phạt qua thanh tra kiểm tra đối với cá nhân cư trú tại Việt Nam cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại các trang mạng xã hội nước ngoài Google, Facebook, Youtube... tính đến hết tháng 10/2021 cả nước là 498 tỷ đồng.
4. Triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và thu ngân sách trên 370.000 tỷ đồng cao nhất từ trước đến nay.
Ngày 30/11/2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chính thức cán mốc 600 tỷ USD. Đây là một kết quả ấn tượng cho sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị, trong đó có Bộ Tài chính và cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua. Kết quả này sẽ là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, địa phương hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là ngành Tài chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2021, tạo đà thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tiếp tục khẳng định vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.
Tổng thu NSNN của ngành Hải quan năm 2021 ước đạt 370.000 tỷ đồng bằng 117,46% dự toán thu NSNN (315.000 tỷ đồng), bằng 110,45% chỉ tiêu phấn đấu (335.000 tỷ đồng), tăng 19,2% so với cùng kỳ năm trước.
5. Thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX).
Ngày 11/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) chính thức ra mắt đã đánh dấu cột mốc phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
VNX ra đời đã thống nhất về mô hình tổ chức, cơ chế, chính sách, tư duy phát triển và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ thị trường.
6. Tham mưu và trình các cấp có thẩm quyền ban hành kịp thời các chính sách về miễn giảm, gia hạn các khoản thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Tính đến ngày 20/12/2021, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 04 nghị quyết của Quốc hội; trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 02 nghị quyết; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 14 nghị định, 05 quyết định, 16 đề án khác. Từ đầu năm 2021 đến nay đã có 28 nghị định của Chính phủ, 08 quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo được ký ban hành (bao gồm cả số đã trình từ cuối năm 2020); đồng thời ban hành theo thẩm quyền 109 thông tư về tài chính - ngân sách. Đặc biệt, trong đó có rất nhiều các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của dịch Covid-19.
7. Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Bộ Tài chính đã hoàn thành báo cáo đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2016-2020 và định hướng kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, trình Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 với mục tiêu tổng quát là huy động, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả tổng thể các nguồn lực bên trong và bên ngoài phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
8. Bộ Tài chính công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam.
Tại Quyết định số 1676/QĐ-BTC ngày 1/9/2021, Bộ Tài chính đã công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 bao gồm: Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 “Trình bày báo cáo tài chính”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 “Hàng tồn kho”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 “Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị”; Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 “Tài sản vô hình”.
9. Ngành Tài chính tiên phong, đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trong năm 2021, Bộ Tài chính đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (Par Index) 2020, đóng góp vào thành tích 7 năm liên tiếp (từ 2014-2020) Bộ Tài chính đứng trong nhóm 3 bộ đứng đầu về Par Index.
Cũng trong năm 2021 (ngày 19/10/2021), lần đầu tiên Bộ Tài chính được vinh danh xếp vị trí thứ nhất về mức độ chuyển đổi số năm 2020 (với giá trị DTI 0,4944) trong 18 bộ, ngành cung cấp dịch vụ công.
Ngoài ra, năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin) khối các bộ, ngành do Bộ Thông tin - Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam đánh giá và công bố. Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp (từ 2013 - 2020), Bộ Tài chính giữ vững ngôi vị này.
10. Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế về tài chính trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công tác đối ngoại của ngành Tài chính, hoạt động hợp tác tài chính khu vực và quốc tế của Bộ Tài chính vẫn được đảm bảo và hiệu quả hợp tác không ngừng được nâng cao.
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình