Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/06/2020 - 06:00
(Thanh tra)- Gần 20 năm các công dân khiếu kiện, qua các cấp chính quyền cơ sở đến Trung ương. Kể từ khi có được kết luận “có hậu” của Tổng Thanh tra Chính phủ đến nay cũng đã hơn 5 năm, các kiến nghị của 63 hộ dân vẫn… nằm trên giấy.
20 năm qua, các hộ dân không thể sửa chữa, cải tạo nhà ở dù ở tại vị trí "đất vàng". Ảnh: Đan Quế
20 năm khiếu kiện chưa dừng chân
Như Báo Thanh tra đã phản ánh, ngày 8/1/2016, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đã có buổi tiếp 63 hộ công dân trú tại khu An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Vụ việc khiếu kiện có liên quan đến dự án khu nhà ở và văn phòng làm việc tại khu vực hồ An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ được triển khai từ năm 1990. Ngày 28/9/1999, Nhà nước ban hành Quyết định 914 thu hồi gần 14.000m2 đất giao cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xây dựng IDC thực hiện dự án.
Do việc thực hiện dự án kéo dài và có sự thay đổi về chế độ, chính sách pháp luật, đến nay, mới thu hồi, giải phóng được trên 7.900m2. Trên 6.000m2 đất còn lại chưa giải phóng mặt bằng. Một số diện tích đất mặt hồ đã san lấp trước đất bị lấn chiếm. Hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện dẫn đến khó khăn cho chủ đầu tư và sinh hoạt của người dân. 63 hộ dân gần 20 năm không thể xây dựng nhà cửa, không được cấp sổ đỏ, không được sửa sang nhà dù nhiều căn đã xuống cấp…
Qua xem xét, phân tích, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh đề nghị UBND TP Hà Nội, chủ đầu tư dự án và các hộ dân sớm có biện pháp để giải quyết những tồn tại, vướng mắc.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh thống nhất với lãnh đạo UBND TP Hà Nội báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin điều chỉnh quy hoạch đối với diện tích hơn 6.000m2 chưa giải phóng mặt bằng để điều chỉnh quy hoạch, đưa diện tích này ra khỏi dự án. Xem xét tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những hộ đủ điều kiện. Với những hộ chưa đủ điều kiện thì sẽ xem xét, hướng dẫn để người dân hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân.
Tuy nhiên, gần 5 năm đã trôi qua, mới đây nhất, đoàn công dân đại diện cho 63 hộ dân tiếp tục gõ cửa Tòa soạn Báo Thanh tra thể hiện sự bức xúc và lo lắng.
Bà Nguyễn Thị Sinh nghẹn ngào: Trong số chúng tôi đã có 5 bác thuộc diện hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng chết vì già yếu, bệnh tật. Vậy mà các kết luận của Tổng Thanh tra Chính phủ vẫn không được thực hiện. Chúng tôi không hiểu vì lý do gì, 1 vụ việc mà Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thấu tình đạt lý, rồi Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập đoàn giám sát cũng nhất trí với những kiến nghị đó của cơ quan thanh tra. Vậy mà quyền lợi thực tế của người dân chúng tôi vẫn không được xem xét giải quyết.
“Gần đây nhất, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng chỉ đạo xem xét giải quyết dứt điểm vụ việc này trước 30/4/2020. Tuy nhiên, đến nay, quyền lợi của chúng tôi vẫn không được giải quyết” - bà Sinh bức xúc.
Chị Đặng Thị Tâm cũng nhấn mạnh: Từ năm 2016 đến nay, sau kết luận của Tổng Thanh tra, chúng tôi xác định được là cơ quan thanh tra đã rà soát, làm việc với các cơ quan chức năng của Hà Nội và thống nhất là phần đất của các hộ dân được điều chỉnh ra khỏi dự án. Vậy mà chúng tôi chờ đợi quá lâu, đến nay vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Điều đó khiến các hộ dân chúng tôi hoang mang.
Phường, quận bảo... đợi thành phố
Ngược dòng hồ sơ, chúng tôi tìm về UBND phường Yên Phụ. Đây cũng là cấp cơ sở có thẩm quyền giải quyết những đề nghị của các hộ dân về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ông Trần Đình Long, công chức địa chính phường Yên Phụ cho biết, đây là câu chuyện kéo dài và với số đông các hộ dân. Toàn bộ khu vực dự án bị điều chỉnh bởi Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 28/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Sự vào cuộc của nhiều cơ quan trung ương, trong đó có Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì các cơ quan thống nhất đề nghị điều chỉnh đưa khu vực chưa giải phóng mặt bằng khu đất ra ngoài ranh giới của dự án; cấp sổ đỏ cho các hộ dân ở khu vực này.
Về phía UBND phường, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, UBND quận thì UBND phường đã thành lập tổ công tác khảo sát thực tế ranh giới chưa giải phóng mặt bằng khu đất thực hiện dự án Khu nhà ở và văn phòng làm việc tại hồ An Dương, phường Yên Phụ. Đến nay, UBND phường đã nhận được hồ sơ kê khai, xác nhận của 84 hộ dân và xác định được đường đi chung trong khu dân cư của các hộ gia đình, cá nhân, đường đi của nhân dân và 4 sân chơi của nhân dân trên địa bàn phường. Lãnh đạo phường rất quan tâm nhưng cũng chưa thể trả lời được là đến khi nào mới có thể cấp sổ cho dân. Bởi lẽ, về gốc pháp lý là vẫn cần phải đợi quyết định điều chỉnh dự án của Thủ tướng Chính phủ.
Còn theo báo cáo của UBND quận Tây Hồ tại Văn bản số 1630 ngày 22/11/2019, trong số 7.394m2 đất gồm 86 hộ dân đang quản lý, sử dụng một phần hoặc toàn bộ nói trên là tăng 15 trường hợp so với giải phóng mặt bằng năm 2000 do có 13 trường hợp tách thửa đất, 2 trường hợp Công ty TNHH Xây dựng IDC đã giải phóng mặt bằng và đang quản lý, hiện trạng có 2 nhà lợp tôn.
Cũng theo UBND quận Tây Hồ, tổng diện tích san lấp hồ của Công ty TNHH Xây dựng IDC theo giấy phép số 2705 ngày 4/6/1990 là 8.400m2. Diện tích công ty được sử dụng sau điều chỉnh là 6.575m2, giảm so với diện tích san lấp hồ là 1.824m2.
UBND quận Tây Hồ đề xuất UBND TP Hà Nội xem xét, cập nhật ranh giới điều chỉnh qui hoạch tổng mặt bằng của Công ty TNHH Xây dựng IDC và đưa diện tích còn lại (7.394m2) của Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 28/8/1999 vào qui hoạch phân khu R đang được Viện Qui hoạch kiến trúc Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh qui hoạch. Sau khi có quyết định điều chỉnh Quyết định số 914 của Thủ tướng Chính phủ, qui hoạch phân khu đô thị được phê duyệt, UBND quận Tây Hồ sẽ tiếp tục thực hiện các nội dung công việc theo chỉ đạo của UBND TP và theo qui định.
Trách nhiệm của UBND quận Tây Hồ
Như vậy, cả UBND quận Tây Hồ và UBND phường Yên Phụ đều đẩy trách nhiệm lên UBND TP. Tuy nhiên, câu chuyện không phải như vậy!
Theo rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư từ báo cáo liên ngành, dự án khu nhà ở và văn phòng làm việc tại khu hồ An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ đã được UBND cho phép đầu tư tại Quyết định số 1876 ngày 6/5/1999, được Thủ tướng Chính phủ giao đất tại Quyết định số 914 ngày 28/9/1999. Dự án triển khai dang dở, tạm dừng do có nhiều vướng mắc. Đến nay, nhiều cơ chế chính sách thay đổi, Công ty TNHH Xây dựng IDC không tiếp tục thực hiện dự án. Do đó, việc dừng dự án là phù hợp với qui định hiện hành. Đề nghị UBND TP chấp thuận chủ trương dừng thực hiện dự án để có cơ sở triển khai các nội dung còn tồn tại.
Về các tồn tại, Sở Qui hoạch và Kiến trúc đã thống nhất, toàn bộ diện tích 6.574,9m2 đất đã giải phóng mặt bằng chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng tại Văn bản số 7391 ngày 29/11/2018 trong đó những công trình xây dựng trên đất đã được cập nhật.
Về việc hoàn trả kinh phí san lấp hồ An Dương, Sở Tài chính và UBND quận Ba Đình đã có Tờ trình số 2479 ngày 5/5/2016 trong đó xác định tổng tiền hoàn trả kinh phí san lấp 8.400m2 của hồ An Dương là trên 2,1 tỷ đồng. Việc hoàn trả tiền này, qua rà soát, chưa được thực hiện.
Về phía chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng IDC, đã thực hiện việc khôi phục hoạt động cũng như mã số thuế và đăng ký chuyển đổi văn phòng về địa điểm mới.
Qua rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo chỉ đạo của UBND TP thì còn 2 nội dung chưa thực hiện được. Đó là, xác định nghĩa vụ tài chính của Nhà đầu tư, hoàn tiền sử dụng đất đối với diện tích không được sử dụng theo qui định. Phần việc này thuộc trách nhiệm của Sở Tài chính. Nội dung thứ 2 là quản lý trật tự xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích chưa thực hiện giải phóng mặt bằng. Trách nhiệm về việc chưa thực hiện này thuộc về UBND quận Tây Hồ.
Vì sao có tình trạng dưới đẩy trách nhiệm lên trên, trên chuyền quả bóng trách nhiệm xuống dưới nói trên? Khi nào thì câu chuyện khiếu nại của gần 100 hộ dân thuộc khu An Dương, phường Yên Phụ được giải quyết? UBND TP Hà Nội và UBND quận Tây Hồ “nợ” người dân câu trả lời này đến khi nào?
Câu hỏi này xin gửi về lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội.
Đan Quế
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua 10 năm, việc thực hiện công tác tiếp công trên địa bàn thành phố Cao Lãnh đã đi vào nền nếp. Lãnh đạo ban, ngành và xã, phường thực hiện tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định, đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết định giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc bức xúc của công dân; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại (KN), tố cáo (TC) mới phát sinh, tập trung giải quyết dứt điểm từ cơ sở.
Thu Huyền
13:56 11/12/2024(Thanh tra) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kết luận số 142/KL-UBND về nội dung tố cáo đối với ông Lê Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ về việc ký quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công dân.
Hoàng Long
21:00 10/12/2024Hương Giang
15:52 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Trà Vân
06:30 09/12/2024Cảnh Nhật
16:41 08/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà