Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bình Thuận: Thường xuyên ban hành “quyết định đình chỉ” không đúng quy định

Thứ ba, 11/04/2017 - 09:08

(Thanh tra)- Thanh tra Chính phủ vừa thông báo (ngày 5/4/2017) kết luận thanh tra trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN). Thời kỳ thanh tra từ 1/1/2014 đến 30/6/2016.

Ngày 31/3/2017, tại trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã tổ chức công bố Kết luận thanh tra số 283/KL-TTCP ngày 15/2/2017 về trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KN,TC và PCTN. Ảnh: Ngọc Giang

Nhiều ưu điểm

Thanh tra Chính phủ đánh giá tỉnh có những ưu điểm, cụ thể:

Thực hiện pháp luật về thanh tra: Việc xây dựng, phê duyệt chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm được Thanh tra tỉnh, thanh tra sở; thanh tra huyện, thị, thành phố và thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp thực hiện tương đối tốt. Nội dung các cuộc thanh tra được thực hiện tương đối đều khắp các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý Nhà nước của địa phương cũng như của ngành.

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm được tiến hành tương đối kịp thời, ít để xảy ra tồn đọng chuyển năm sau; phần lớn các cuộc thanh tra phù họp với danh mục, nội dung chương trình kế hoạch thanh tra được duyệt.

Thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KN, TC: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, KN, TC đã được các cấp chính quyền tỉnh Bình Thuận quan tâm; đã tổ chức được nhiều lớp, nhiều hội nghị, đa dạng hoá công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú. Công tác tiếp công dân đang được kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự và đã có sự quan tâm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Công tác thụ lý, giải quyết các vụ việc KN, TC thuộc thẩm quyền đã có những bước chuyển biến, các trình tự thủ tục giải quyết được tuân thủ và có kiểm tra, uốn nắn của cơ quan Thanh tra tỉnh.

Tình hình khiếu kiện có xu hướng giảm trong các năm qua.

Thực hiện pháp luật về PCTN: Công tác PCTN đã được cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp, các ngành triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức và người dân về PCTN được nâng cao; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được triển khai thực hiện; việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được đẩy mạnh; việc minh bạch tài sản, thu nhập được thực hiện theo quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra về PCTN được chú trọng, một số vụ việc tham nhũng được phát hiện vả xử lý kịp thời.

Hầu hết các đơn vị được thanh tra trực tiếp có thực hiện việc công khai, minh bạch trong xây dựng cơ bản như đăng thông báo mời thầu, kể hoạch lựa chọn nhà thầu và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu trên Báo Đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Không ít tồn tại

Việc thực hiện pháp luật thanh tra:  Ở nhiều địa phương, ngành, trình tự, thủ tục khi tiến hành thanh tra còn nhiều thiếu sót, vi phạm, số hồ sơ có vi phạm về trình tự thủ tục khá cao; có một số cuộc thanh tra tiến hành sơ sài, không đầy đủ nội dung theo kế hoạch được duyệt... Việc công khai các kết luận thanh tra tuy được thực hiện nhưng hình thức công khai ở nhiều cuộc thanh tra chưa đầy đủ theo quy định tại Điều 39 Luật Thanh tra 2010 và Khoản 3, Điều 46 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP của Chính phủ. Hồ sơ thanh tra không đánh số bút lục, không có danh mục hồ sơ lưu trữ.

Trưởng một số đoàn thanh tra chưa thực hiện đúng thẩm quyền được quy định tại Điều 46 Luật Thanh tra 2010 nên hoặc là vượt quá thẩm quyền hoặc không kiến nghị xử lý theo thẩm quyền được pháp luật cho phép. Chất lượng của nhiều cuộc thanh tra chưa cao, kết luận của một số cuộc thanh tra chưa xử lý hết các sai phạm được phát hiện qua thanh tra, trong đó có cả việc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng nhưng không kiến nghị xử lý theo quy định.

Việc thực hiện pháp luật tiếp công dân, giải quyết KN, TC: Một số nơi công tác tiếp dân của lãnh đạo chưa được coi trọng, thủ trưởng đơn vị tiếp dân không đủ số ngày theo quy định. Chất lượng tiếp công dân, xử lý đơn thư nhìn chung chưa cao, còn nhiều sai sót.

Công tác thụ lý giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố; thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh Bình Thuận còn nhiều sai sót, vi phạm (nhất là các đơn vị liên quan đến cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc xác định loại đơn và xác định thẩm quyền thụ lý...).

Việc tỉnh Bình Thuận thường xuyên ban hành các “quyết định đình chỉ” hoặc “quyết định tạm đình chỉ” khi giải quyết KN (nhưng thực chất KN được giải quyết) là không phù hợp với quy định hiện hành. Việc này cần nghiêm túc chấn chỉnh. Riêng việc ban hành “quyết định tạm đình chỉ” trong trường hợp người KN chết, mất năng lực hành vi... tuy chưa có quy định pháp lý nhưng phù hợp với thực tế phát sinh.

Việc thực hiện pháp luật về PCTN: Bên cạnh những kết quả đạt được, qua kiểm tra cho thấy, trong việc tổ chức thực hiện của một số đơn vị thuộc UBND tỉnh Bình Thuận vẫn còn một số mặt còn hạn chế như đã nêu ở phần kết quả thanh tra.

Việc công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị khi lập, triển khai các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc mua sắm công chưa công khai đầy đủ các nội dung theo quy định tại tại Khoản 3, Điều 1 Luật số 27/2012/QH13 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN. Còn xảy ra nhiều vi phạm, thiếu sót trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất...

Hàng loạt kiến nghị

Từ nội dung kết luận nêu trên, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận:

Nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm để chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót, sai phạm được nêu trong văn bản kết luận thanh tra, trong đó xem xét trách nhiệm thủ trưởng các đơn vị để xảy ra nhiều hạn chế, sai sót và vi phạm đã nêu ở các phần trên.

Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để chấn chỉnh đối với người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ đã được quy định tại Luật Thanh tra, Luật Tiếp công dân, Luật KN, Luật TC và Luật PCTN.

Khẩn trương chỉ đạo tổ chức tập huấn đầy đủ, chi tiết, cụ thể về nghiệp vụ chuyên môn cho những cán bộ làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KN, TC và PCTN để hiểu rõ, làm đúng các quy định của pháp luật liên quan nhằm chấn chỉnh về cơ bản chất lượng công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KN, TC và PCTN.

Chỉ đạo một số đơn vị xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm phù hợp với nhiệm vụ, nhân lực tránh tình trạng phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhưng không thực hiện hoặc thay đổi kế hoạch thanh tra khi không có sự chấp thuận của người có thẩm quyền.

Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, KN, TC và PCTN dưới các hình thức sao cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, đơn vị nhằm nâng cao nhận thức, đảm bảo việc thực thi pháp luật ngày càng tốt hơn.

Chấn chỉnh việc thực hiện chưa đúng quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và Thông tư 04/2014/TT-TTCP ngày 18/9/2014 của Thanh tra Chính phủ.

Đối với vấn đề ban hành “quyết định đình chỉ giải quyết”: Quy định pháp luật chỉ cho phép đình chỉ giải quyết trong trường hợp đương sự rút nội dung KN. Việc vận dụng để vận động đương sự làm đơn rút KN (sau khi KN đã được giải quyết) là không đúng quy định và không đúng bản chất sự việc, UBND tỉnh cần chấn chỉnh khắc phục.

Việc “tạm đình chỉ giải quyết” là cần thiết trong các trường hợp đặc biệt (đương sự chết, mất năng lực hành vi, mời nhiều lần nhưng hết thời hạn giải quyết mà đương sự không đến, đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác…). Hiện chưa có quy định cụ thể, địa phương vận dụng xử lý là phù hợp tình hình thực tế. Tuy nhiên, trước mắt UBND tỉnh cần ban hành quy định cụ thể để thống nhất áp dụng trong toàn tỉnh.

Qua thực tế, kết luận thanh tra cũng kiến nghị Tổng Thanh tra Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, có văn bản hướng dẫn chi tiết về quy trình tạm đình chỉ giải quyết đơn thư KN trong trường hợp đương sự chết, mất năng lực hành vi, mời nhiều lần nhưng hết thời hạn giải quyết mà đương sự không đến, đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác...

Vy Anh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Làm rõ trách nhiệm để xảy ra khuyết điểm và thiếu sót sau thanh tra ở Con Cuông

Nghệ An: Làm rõ trách nhiệm để xảy ra khuyết điểm và thiếu sót sau thanh tra ở Con Cuông

(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Con Cuông trong việc chấp hành pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN); việc thực thi công vụ, nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức.

Văn Thanh

19:00 11/12/2024
Quản lý cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Quản lý cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng

(Thanh tra) - Tình trạng khai thác trái phép đặc biệt là cát, sỏi lòng sông, khai thác vượt mốc giới, không đúng thiết kế, vượt công suất; việc kinh doanh mua bán khoáng sản không rõ nguồn gốc, qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý cơ bản đã được ngăn chặn, số lượng các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm và truy thu số lợi bất hợp pháp tăng gấp nhiều lần.

Hương Trà

18:24 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm