Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 1: Nhiều sai phạm trong giao, nhận khoán đất rừng

Chu Tuấn

Thứ sáu, 05/11/2021 - 06:37

(Thanh tra) - Ký hợp đồng giao khoán không đúng đối tượng; diện tích đất giao khoán lớn hơn quy định; xảy ra tình trạng xây nhà, công trình trên đất trồng rừng, vi phạm pháp luật về đất đai… Đó là những sai phạm xảy ra liên quan tới việc quản lý, sử dụng diện tích đất được giao khoán tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT).

Thanh tra tỉnh BR-VT chỉ ra nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng diện tích đất rừng giao khoán tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu. Ảnh: N.T.Kiên

Giao khoán không đúng đối tượng

Mới đây, Chánh Thanh tra tỉnh BR-VT đã ban hành Kết luận thanh tra số 14/KL-TTr về việc thanh tra công tác quản lý, sử dụng diện tích đất được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận khoán đất rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu.

Từ năm 1994 đến thời điểm thanh tra, Ban Quản lý Khu Bảo tồn (BQL Khu Bảo tồn) đang thực hiện ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng, gây trồng rừng đối với khu phục hồi hệ sinh thái là 368 hợp đồng với tổng diện tích là 3.231,73ha, trong đó diện tích đất có rừng là 2.116,82ha; diện tích đất không có rừng là 1.114,91ha.

Qua thanh tra cho thấy, quá trình thực hiện việc giao khoán vẫn còn một số tồn tại, sai phạm. Cụ thể, về đối tượng được giao khoán là tổ chức, trong quá trình thực hiện việc giao khoán từ năm 1994 đến nay, BQL Khu Bảo tồn ký hợp đồng giao khoán cho 12 tổ chức (trong đó có 6 tổ chức không có trụ sở tại địa phương nơi có rừng).

Đối chiếu theo Quyết định số 202/TTg và Văn bản số 2798 LN/KL ngày 20/10/1994 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp hướng dẫn Sở Nông lâm tỉnh BR-VT thì đối tượng được nhận khoán thêm là tổ chức và cá nhân ở ngoài Khu Bảo tồn. Do đó, việc BQL Khu Bảo tồn ký hợp đồng giao khoán cho 3 tổ chức vào thời điểm năm 1994 là đúng đối tượng.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 và 3 Điều 3 và Điều 13 Nghị định số 01-CP và Khoản 4 Điều 54 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì tổ chức không phải là đối tượng được nhận khoán.

Thanh tra tỉnh cho rằng, việc BQL Khu Bảo tồn ký hợp đồng giao khoán cho 9 tổ chức với tổng diện tích là 352,06ha là không đúng đối tượng theo quy định và trách nhiệm thuộc Giám đốc BQL Khu Bảo tồn qua các thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2017.

Đối với đối tượng giao khoán là cá nhân, Thanh tra tỉnh cũng chỉ ra việc BQL Khu Bảo tồn ký hợp đồng giao khoán cho 73 cá nhân ký hợp đồng giao khoán từ ngày 1/4/2005 đến năm 2019, với diện tích 716,36ha là không đúng đối tượng được nhận khoán, trách nhiệm thuộc Giám đốc BQL Khu Bảo tồn qua các thời kỳ.

Qua thanh tra, phát hiện nhiều tổ chức, cá nhân được giao khoán đất rừng vượt hạn mức quy định. Ảnh: Chi cục Kiểm lâm BR-VT

Giao khoán đất vượt hạn mức quy định

Qua thanh tra cho thấy, trong 12 tổ chức nhận giao khoán có 3 tổ chức được khoán diện tích lớn hơn 30ha (tổng diện tích nhận khoán là 1.046,41ha, trong đó Công ty Huy Hoàng là 679,97ha; Công ty TNHH Thương mại Tài Hưng là 90ha; Công ty Sài Gòn - Bình Châu là 276,44ha). Theo Quyết định số 202/TTg và Nghị định số 01-CP thì không quy định về hạn mức diện tích đất giao khoán. Tuy nhiên, từ thời điểm ngày 15/2/2017, tại Khoản 2 Điều 4 và Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP quy định hạn mức giao khoán cho đối tượng giao khoán là không quá 30ha (đối với cá nhân là không quá 15ha và đối với hộ gia đình không quá 30ha), không quy định đối tượng nhận khoán là tổ chức.

Thanh tra tỉnh cho rằng, việc giao khoán cho 3 tổ chức (trong đó, có 2 hợp đồng đúng đối tượng và 1 hợp đồng không đúng đối tượng) với diện tích giao khoán lớn hơn 30ha là không trái với quy định trước đây, nhưng hiện nay không còn phù hợp theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP, vì tổ chức không phải là đối tượng nhận khoán và hạn mức diện tích tối đa giao khoán cho đối tượng được nhận khoán là không quá 30ha.

Ngoài ra, kết luận thanh tra cũng cho biết, trong 356 cá nhân nhận giao khoán có 31 cá nhân diện tích nhận khoán lớn hơn 15ha (tổng diện tích nhận khoán là 785.1ha). Theo Quyết định số 202/TTg và Nghị định số 01-CP thì không quy định về hạn mức diện tích đất giao khoán, tuy nhiên từ thời điểm ngày 15/02/2017 tại Khoản 2 Điều 4 và Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP quy định hạn mức giao khoán đối với cá nhân là không quá 15ha.

Từ đó, Thanh tra tỉnh khẳng định, việc giao khoán cho 3 tổ chức (diện tích lớn hơn 30ha) và 31 cá nhân (diện tích lớn hơn 15ha) là không còn phù hợp theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP. Tuy nhiên, BQL Khu Bảo tồn chưa rà soát, xử lý đối với các trường hợp này và trách nhiệm thuộc Giám đốc BQL Khu Bảo tồn từ năm 2017 đến nay.

Bài 2: Xử lý và thanh lý hợp đồng đối với các đối tượng vi phạm hợp đồng khoán

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh

Kết luận thanh tra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh

(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán DXG), Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã phát hiện một số vi phạm, tồn tại; đồng thời, kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm.

Trần Quý

10:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm