Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 06/12/2023 - 14:29
(Thanh tra) - Sau 2 chu trình đánh giá việc thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) - Chu trình I đối với Chương III về hình sự hóa và thực thi pháp luật và Chương IV về hợp tác quốc tế và Chu trình II đối với Chương II về các biện pháp phòng ngừa và Chương V về thu hồi tài sản, Việt Nam đã hoàn thiện một cách toàn diện các chính sách, pháp luật ở cả khía cạnh phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng.
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác đánh giá thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Ảnh: TH
Tuân thủ và thực hiện tốt các yêu cầu của Công ước
Tại Hội nghị Tổng kết công tác đánh giá thực thi UNCAC ngày 6/12, ông Nguyễn Viết Thạch, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết, Việt Nam đã hoàn thành 2 chu trình đánh giá UNCAC, đã ban hành, tuân thủ và thực hiện đầy đủ (trả lời phương án 1) 171/216 câu hỏi về mức độ tuân thủ của Công ước; ban hành, tuân thủ và thực hiện nhưng chưa đầy đủ (trả lời phương án 2) 31/216 yêu cầu và chỉ còn 14/216 yêu cầu của Công ước chưa được ban hành và chưa thực hiện (trả lời phương án 3).
Kết quả rà soát, đánh giá và hoàn thiện pháp luật về PCTN so với yêu cầu của Công ước cho thấy, Việt Nam đã cơ bản tuân thủ và thực hiện tốt các yêu cầu của Công ước.
Đặc biệt, sau 2 chu trình đánh giá, Việt Nam đã chú trọng việc hoàn thiện một cách toàn diện các chính sách, pháp luật ở cả khía cạnh phòng ngừa và phát hiện, xử lý tham nhũng như: Quốc hội thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật PCTN năm 2018.
Việt Nam từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng nâng cao mức độ tương thích và tuân thủ nhiều yêu cầu của Công ước về phòng ngừa, thực thi pháp luật, thu hồi tài sản và hợp tác quốc tế như Luật Tố cáo năm 2018, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Thi hành án hình sự năm 2019, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Chứng khoán năm 2019, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019), Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Đấu thầu năm 2023, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 ...
Đặc biệt, Luật PCTN năm 2018 đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước ta trong đấu tranh PCTN nói chung và thể hiện cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao mức độ tuân thủ Công ước khi có những bước tiến đáng kể trong hoàn thiện thể chế về PCTN. Luật đã đưa ra hàng loạt các biện pháp mới dựa trên những kết quả đánh giá thực thi Công ước của Việt Nam trong thời gian qua, như:
Việc mở rộng chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn, kèm theo các hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước để từ đó quy định các cơ chế, biện pháp PCTN cho phù hợp, hiệu quả (hành vi tham ô, nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ); tăng cường các biện pháp phòng ngừa theo yêu cầu của Công ước như thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; thực hiện trách nhiệm giải trình, kiểm soát xung đột lợi ích kết hợp với cơ chế chủ động kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; bổ sung các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật.
Nâng cao các mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước
Ông Thạch cho biết, kể từ khi kết thúc chu trình đánh giá thứ nhất, Việt Nam đã rất quyết tâm và nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về PCTN theo hướng nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu của Công ước, đặc biệt là các yêu cầu bắt buộc đối với các điều, khoản được đánh giá là tuân thủ nhưng chưa thực hiện đầy đủ; chưa ban hành và thực hiện đầy đủ, thể hiện qua những kết quả rất tích cực như sau:
Trong 44 điều, khoản lựa chọn phương án 2 và phương án 3, cho đến nay, Việt Nam đã tuân thủ, nâng cao mức độ tuân thủ đối với 27/44 điều. Cơ bản tuân thủ và thực hiện đầy đủ 4/44 yêu cầu, bao gồm: Quy định về hình sự hóa hành vi biển thủ trong khu vực tư (Điều 22); Quy định và thực hiện tái hòa nhập xã hội của người bị kết án do phạm tội (Khoản 10 Điều 30); Quy định về chứng cứ cho phép nhân chứng và chuyên gia có thể làm chứng hoặc chứng thực theo cách đảm bảo an toàn cho họ, như việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong quá trình lấy lời khai, video, kỹ thuật bảo vệ, đàm thoại trực tuyến, hội nghị truyền hình (Tiểu khoản 2 (b) Điều 32); Quy định về việc xem xét thi hành bản án hình sự được tuyên ở quốc gia thành viên yêu cầu dành cho công dân Việt Nam mà Việt Nam từ chối dẫn độ (Khoản 13 Điều 44).
Tiếp tục nâng cao mức độ tuân thủ đối với các điều khoản được đánh giá tuân thủ nhưng chưa thực hiện đầy đủ 17/44 yêu cầu, trong đó tập trung hoàn thiện các điều, khoản quy định về hình sự hóa hành vi tham nhũng và rửa tiền theo yêu cầu của Công ước (Điều 15, Điều 16, Điều 18, Điều 21, Điều 23); bảo vệ nhân chứng và những người tố giác (Điều 32, Điều 33, Điều 37); Quy định hình phạt đối với các hành vi tham nhũng trong khu vực tư hoặc các tội phạm tham nhũng đã được bổ sung các tình tiết cấu thành hành vi phạm tội (Khoản 1 Điều 30); Hoàn thiện tổ chức, bộ máy cơ quan PCTN (Điều 36).
Nâng cao mức độ đáp ứng từ chưa ban hành và thực hiện đầy đủ (phương án 3) lên tuân thủ nhưng chưa thực hiện đầy đủ (phương án 2) 6/43 yêu cầu, trong đó chú trọng việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, ban hành Nghị định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đã giúp Việt Nam nâng cao mức độ tuân thủ đối với các Điều 48 (Khoản 3: Sử dụng công nghệ cao trong phòng chống tội phạm), Điều 49 (tham gia, phối hợp điều tra chung/liên kết điều tra với các cơ quan thực thi pháp luật các quốc gia) và Điều 50 (áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt) của Công ước.
Thời gian qua Việt Nam đã nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để có những đề xuất nâng cao mức độ tuân thủ hoặc rút tuyên bố bảo lưu trong thời gian tới, như nghiên cứu, đề xuất xây dựng biện pháp tịch thu tài sản không qua thủ tục kết tội; dự án sửa đổi, tách Luật Tương trợ tư pháp năm 2007 và pháp luật có liên quan dự kiến sẽ giúp Việt Nam nâng cao hơn nữa mức độ tuân thủ Công ước trong thời gian tới.
Chu trình II của Việt Nam là thông tin quan trọng đối với TTCP và các cơ quan có liên quan của Việt Nam trong quá trình tham mưu giúp Chính phủ ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11/10/2023; Chiến lược Quốc gia về PCTN, tiêu cực đến năm 2030.
Trong đó, Chiến lược Quốc gia về PCTN, tiêu cực đến năm 2030 đề ra các nhóm giải pháp, hoạt động cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật về PCTN và trong việc tổ chức thực thi UNCAC, giúp cho Việt Nam nâng cao hiệu quả và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên UNCAC nói chung, nâng cao mức độ tuân thủ đối với Chương II và Chương V của UNCAC nói riêng.
Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về PCTN đã được Chính phủ đưa vào kế hoạch rà soát, sửa đổi hoặc ban hành trong Chiến lược Quốc gia về PCTN, tiêu cực đến năm 2030 như: Luật PCTN; Luật Kiểm toán Nhà nước; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Báo chí; Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội; Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng; Bộ luật Tố tụng Hình sự; Luật Đất đai; Luật Khoáng sản; Luật Nhà ở; Luật Các tổ chức tín dụng; pháp luật về quản lý thuế; Luật Chứng khoán; Luật Giám định tư pháp; Luật Đấu giá tài sản; Luật Kinh doanh bất động sản; Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; Luật Thi hành án dân sự...
Trên cơ sở Chiến lược Quốc gia về PCTN, tiêu cực đến năm 2030 đã ban hành, TTCP cùng với các bộ, ngành và địa phương đang tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch thực hiện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.
Thái Hải
12:55 06/12/2024(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.
PV
11:08 04/12/2024Phương Anh
11:30 25/11/2024Thái Hải
21:55 09/10/2024Thái Hải
15:28 09/10/2024Thái Hải
22:05 07/10/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà