Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/01/2019 - 17:14
(Thanh tra) - Vào ngày 26/10/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua việc sửa đổi bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự (CPL), trong đó có những quy định về thủ tục đưa ra “phán quyết vắng mặt” và “phán quyết ngay lập tức” các vụ án hình sự.
Thủ tục phán quyết vắng mặt được điều chỉnh để giải quyết triệt để trường hợp người phạm tội tham nhũng và hối lộ bỏ trốn ra nước ngoài cũng như các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia như khủng bố.
Thủ tục tiến hành phán quyết ngay lập tức được ban hành để truy tố các bị cáo đã nhận tội và đã chấp nhận các kiến nghị hình phạt.
Đây là những bước tiến quan trọng giúp chính quyền Trung Quốc tăng cường hiệu quả thực thi hoạt động phòng chống tham nhũng và đặt ra các chế tài nghiêm khắc hơn đối với loại tội phạm này.
Đồng thời, quy định trên cũng phù hợp với xu hướng chống tham nhũng hiện nay trên thế giới.
Các công ty ở Trung Quốc bị ảnh hưởng như thế nào?
Điều tra truy nã các quan chức phạm tội tham nhũng trốn ra nước ngoài là một hoạt động trọng yếu trong quá trình thực thi chống tham nhũng hiện hành ở Trung Quốc.
Thủ tục xét xử mới trao cho các cơ quan thi hành nhiều quyền hơn để điều tra và thu hồi tài sản bất hợp pháp từ các đối tượng nhận hối lộ.
Mặc dù mục đích chính khi sửa đổi CPL là để giúp Chính phủ chống lại các hoạt động tham nhũng, những quy định mới cũng có khả năng được áp dụng đối với các nghi phạm có liên quan đến tội phạm tham nhũng hối lộ dựa vào luật, kể cả các đối tượng này đang mang quốc tịch khác hoặc thậm chí nếu họ đang ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc trong giai đoạn khởi tố.
Các công ty và nhân viên thực hiện hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc cần phải thận trọng hơn bởi họ có thể bị khoanh vùng điều tra nếu có liên quan đến hoạt động hối lộ.
Ví dụ, chính quyền có thể phát hiện các nguồn tin về tội phạm tham nhũng và đối tượng đưa hối lộ trong khi điều tra quan chức Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước.
Những nguồn tin như vậy có thể bị công khai trước Tòa án (và công chúng cũng có quyền tiếp cận) trong quá trình xét xử vắng mặt.
Điều này dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho cả các công ty và nhân viên của họ.
Trong khi đó, thủ tục đưa ra phán quyết ngay lập tức được điều chỉnh nhằm xúc tiến quá trình khởi tố. Điều này thể hiện nỗ lực của chính quyền Trung Quốc trong việc đẩy mạnh hiệu quả giải quyết tranh chấp như một phần kết quả của hoạt động cải cách hệ thống tư pháp ở quốc gia này. Nhờ vậy, người dân giờ đây có thể hi vọng sẽ ngày càng có nhiều các phiên tòa xét xử cấp tốc những vụ án tham nhũng hối lộ.
CPL sửa đổi đồng thời cũng hệ thống hóa các quy định mang tính nhân đạo trong các vụ án hình sự và khẳng định các thông lệ thương thuyết về hình phạt giữa bên khởi tố và bị cáo. Điều này khuyến khích các cá nhân hoặc tổ chức phối hợp với cơ quan điều tra hay tự thú để được giảm nhẹ hình phạt hoặc khả năng được miễn khởi tố.
Trong thực tiễn thi hành pháp luật hiện nay, các công ty kinh doanh ở Trung Quốc cần phải thường xuyên quản lí chặt chẽ nhân viên của mình để tuân thủ chính sách pháp luật, thủ tục xét xử phòng chống tham nhũng, và thành thực khai báo nếu bị phát giác. Điều này giúp cho các công ty có thể đánh giá đúng dắn và giảm thiểu tối đa các rủi ro cũng như tạo cơ hội cho họ được hưởng các chính sách khoan hồng.
Thu Uyên (Theo Global Compliance News)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.
Thái Hải
12:55 06/12/2024(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.
PV
11:08 04/12/2024Phương Anh
11:30 25/11/2024Thái Hải
21:55 09/10/2024Thái Hải
15:28 09/10/2024Thái Hải
22:05 07/10/2024N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh