Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hai cựu Thủ tướng Algeria bị đề xuất mức án 20 năm tù do tham nhũng

Thứ hai, 09/12/2019 - 10:03

Phiên tòa xét xử 19 chính trị gia và doanh nhân là kết quả đầu tiên của chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có trong lịch sử Algeria.

Ngày 8/12, công tố viên nhà nước Algeria đã đề xuất hình phạt dành cho một số chính trị gia và doanh nhân bị buộc tội tham nhũng, rửa tiền, lạm dụng chức vụ, phung phí công quỹ, đưa hối lộ hoặc trao đặc quyền bất hợp pháp cho các doanh nhân…

Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, công tố viên nhà nước đã đề xuất mức án tù 20 năm cho 2 cựu Thủ tướng Ahmed Ouyahia và Abdelmalek Sellal.

Một hình phạt tương tự được đề nghị áp dụng với cựu Bộ trưởng Công nghiệp Abdeslam Bouchouareb - người đang bị xét xử vắng mặt vì bỏ trốn ra nước ngoài.

Các cựu Bộ trưởng Công nghiệp Mahdjoub Bedda và Youcef Yousfi có khả năng chịu án phạt 15 năm tù. Công tố viên nhà nước đang đề nghị án tù 8 năm cho các bị cáo khác.

Trong số những người bị xét xử có doanh nhân Ali Haddad, cựu lãnh đạo của Diễn đàn lãnh đạo doanh nghiệp (FCE) - tổ chức sử dụng lao động chính ở Algeri; ông Mohamed Bairi, Giám đốc điều hành của tập đoàn Ival sở hữu hệ thống nhà máy lắp ráp ôtô Iveco; cựu Bộ trưởng Giao thông Abdelghani Zaalane và một số ông trùm trong ngành công nghiệp ô tô. Công tố viên nhà nước cũng đã yêu cầu tịch thu tài sản của các bị cáo và ban bố lệnh truy nã quốc tế đối với ông Bouchouareb.

Phiên tòa xét xử 19 chính trị gia và doanh nhân là kết quả đầu tiên của chiến dịch chống tham nhũng chưa từng có trong lịch sử Algeria, kể từ khi Tổng thống Abdelaziz Bouteflika bị lật đổ hồi đầu tháng 4/2019, được khởi động từ ngày 4/12 ở thủ đô Algiers.

Đây là lần đầu tiên các cựu thủ tướng của Algeria bị đưa ra xét xử kể từ khi nước này giành độc lập năm 1962.

Cả ông Ouyahia và ông Sellal đều phủ nhận những cáo buộc tham nhũng chống lại họ.

Bản án chính thức đối với các bị cáo sẽ được tuyên chậm nhất vào ngày 9/12 (theo giờ địa phương).

Các luật sư bào chữa cho các bị cáo đã tuyên bố tẩy chay phiên tòa, cho rằng các thủ tục tố tụng đã bị “chính trị hóa” và có sự dàn xếp./.

Theo Tấn Đạt/TTXVN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Thái Hải

12:55 06/12/2024
Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

PV

11:08 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm