Theo dõi Báo Thanh tra trên
PV
Thứ hai, 06/11/2023 - 09:00
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc hỏi: Về việc hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật Thanh tra?
Ảnh minh họa: TKBT
Thanh tra Chính phủ trả lời:
1. Về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Thực hiện quy định tại Mục 8 Chương III của Luật Thanh tra, Chính phủ đã giao cho Thanh tra Chính phủ chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trong đó quy định rõ cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được thành lập tại những cơ quan nào. Đến nay, dự thảo Nghị định đã được xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ, dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được Chính phủ xem xét thông qua vào giữa tháng 11 năm 2023.
2. Về định hướng chương trình thanh tra và xây dựng kế hoạch thanh tra
Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang chủ trì xây dựng dự thảo Thông tư quy định việc xây dựng định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra. Những vấn đề Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc nêu, Thanh tra Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu trong quá trình hoàn thiện dự thảo Thông tư nhằm đảm bảo cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện thống nhất, đồng bộ và tránh chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra.
Đối với những cuộc thanh tra đột xuất, khi Giám đốc sở hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu tiến hành thanh tra để đáp ứng yêu cầu quản lý hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, Chánh Thanh tra Sở, Chánh Thanh tra huyện có quyền ban hành quyết định thanh tra đột xuất (theo quy định điểm c khoản 1 Điều 27; khoản 2 Điều 28; điểm c khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 32). Các cuộc thanh tra này, Thanh tra sở, Thanh tra huyện không phải thực hiện thủ tục báo cáo cơ quan thanh tra cấp trên như các cuộc thanh tra theo kế hoạch được quy định tại Điều 45 Luật Thanh tra.
3. Về thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra
Khoản 1 Điều 59 Luật Thanh tra quy định: "Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ quy định tại Điều 51 của Luật này ban hành quyết định thanh tra". Như vậy, theo quy định này thì Thủ trưởng cơ quan quản lý không có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra.
Theo quy định của Luật Thanh tra, người ra quyết định thanh tra và Trưởng đoàn thanh tra có địa vị pháp lý khác nhau trong mối quan hệ chấp hành - điều hành. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm chấp hành các quyết định, chỉ đạo và chịu sự kiểm tra, giám sát của người ra quyết định thanh tra. Người ra quyết định thanh tra giải quyết những kiến nghị của Trưởng đoàn thanh tra và thực hiện một số thẩm quyền tác động trực tiếp đến Trưởng đoàn thanh tra như: đình chỉ, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động thanh tra; yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra báo cáo kết quả thanh tra, xây dựng dự thảo kết luận thanh tra; giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra. Bên cạnh đó, người ra quyết định thanh tra còn có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra do Trưởng đoàn thanh tra trình; xem xét báo cáo kết quả thanh tra và chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra... Vì vậy, người ra quyết định thanh tra không thể đồng thời làm Trưởng đoàn thanh tra nhằm bảo đảm tính độc lập, khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể trong quá trình tiến hành thanh tra.
4. Quy định về Trưởng đoàn thanh tra
Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật Thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu có) phải là người giữ ngạch thanh tra viên. Quy định này thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Thanh tra nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động thanh tra: hoạt động thanh tra chỉ do cơ quan thanh tra và người giữ ngạch thanh tra viên tiến hành. Do đó, việc lựa chọn người làm Trưởng đoàn thanh tra phải tuân thủ nguyên tắc này và đảm bảo các tiêu chuẩn Trưởng đoàn thanh tra được quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2023/NĐ-CP mà không phụ thuộc vào chức danh hành chính của người đó. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có những địa phương chưa đủ điều kiện thực tế để thực hiện đúng quy định, do đó Thanh tra Chính phủ ghi nhận để có biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong hướng dẫn thi hành Luật.
Về việc sử dụng con dấu đối với Trưởng đoàn thanh tra: Pháp luật về thanh tra không có quy định Trưởng đoàn thanh tra sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra. Vì vậy, căn cứ quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định tại Điều 81 Luật Thanh tra mà không cần sử dụng con dấu của cơ quan thanh tra.
5. Quy định về giám sát hoạt động thanh tra
Theo quy định tại Điều 97 Luật Thanh tra thì trường hợp người ra quyết định thanh tra xét thấy không cần thiết cử người hoặc thành lập tổ giám sát thì tự mình thực hiện việc giám sát. Việc giám sát của người ra quyết định thanh tra được thực hiện bằng nhiều hình thức như: nắm bắt thông tin qua đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo... Việc xây dựng kế hoạch giám sát và phê duyệt kế hoạch giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Thanh tra chỉ được thực hiện khi cử người hoặc thành lập Tổ giám sát.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
Phương Anh
11:07 19/11/2024(Thanh tra) - Tại văn bản kiến nghị áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật đối với các tổ chức và hoạt động đăng kiểm, UBND tỉnh giao Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn.
Thông Sắc
16:58 29/10/2024Nam Dũng
11:34 29/10/2024TKBT
09:00 16/05/2024H.A
09:00 10/04/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương