Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quận Ba Đình cần sớm hoàn thiện phương án phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực

Thứ năm, 08/09/2016 - 10:04

Chưa hoàn thiện phương án phá dỡ, chưa được các cấp có thẩm quyền thẩm tra phê duyệt. UBND quận Ba Đình vẫn phớt lờ quy định...

Tòa nhà 8B Lê Trực, Ba Đình (Hà Nội).

Chưa hoàn thiện phương án phá dỡ, chưa được các cấp có thẩm quyền thẩm tra phê duyệt nhưng UBND quận Ba Đình vẫn phớt lờ quy định “sốt sắng” chỉ đạo UBND phường Điện Biên tập trung phối hợp đơn vị thi công tổ chức cưỡng chế phá dỡ toà nhà tại Ba Đình, Hà Nội.Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành cũng như văn bản hướng dẫn số 11579/SXD-GĐCL ngày 9/11/2015 của Sở Xây dựng Hà Nội thì phương án phá dỡ toà nhà 8B Lê Trực phải được công khai, được thẩm tra và có đơn vị tư vấn giám sát. Công văn củaUBND TP. Hà Nội. Tuy nhiên, đến ngày 03/8/2016, UBND quận Ba Đình vẫn chưa hoàn chỉnh phương án phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực, điều này có nghĩa phương án phá dỡ cũng chưa hề được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.Việc này đã được thể hiện tại Văn bản số 6672/VP-ĐT ngày 3/08/2016 của UBND thành phố Hà Nội.Cũng theo nội dung văn bản này, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu: Cty cổ phần Hạ tầng Phương Bắc khẩn trương hoàn chỉnh phương án phá dỡ; Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính khẩn trương có văn bản hướng dẫn UBND quận Ba Đình tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ 8B phố Lê Trực, phường Điện Biên theo quy định của pháp luật.Như vậy đã rõ, mặc dù hiện nay việc phá dỡ phần vi phạm trật tự tại công trình 8B phố Lê Trực là chưa có phương án phá dỡ, tuy nhiên UBND quận Ba Đình vẫn chỉ đạo UBND phường Điện Biên và Cty cổ phần Hạ tầng Phương Bắc thực hiện phá dỡ tòa nhà 8B phố Lê Trực.Việc ra lệnh mang tính chất “ào ào” không dựa trên các căn cứ pháp luật khiến dư luận đặt câu hỏi về sự “thiếu hiểu biết” pháp luật của UBND quận Ba Đình, bên cạnh đó nhiều ý kiến hoài nghi cho rằng việc UBND quận Ba Đình “sốt sắng” chỉ đạo cấp dưới khẩn trương xử lý đối với công trình tòa nhà 8B Lê Trực vì áp lực từ cấp trên. Kiến nghị của Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc được kiểm định cần trục tháp trước khi vận hành. Trong khi đó, theo Văn bản hướng dẫn số 11579/SXD-GĐCL của Sở Xây dựng Hà Nội thì phương án, giải pháp phá dỡ được thực hiện trong thời gian dài và phải được thực hiện qua nhiều bước.Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 25, Nghị định 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì việc phá dỡ công trình phải có phương án phá dỡ nhằm đảm bảo an toàn quá trình phá dỡ.Cũng theo một góc độ khác, đối với vi phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực hầu hết các nhận định đều tập trung vào việc so sánh sự vượt tầng của tòa nhà so với GPXD đã được cấp. Tuy nhiên, việc cấp GPXD đối với công trình này đã đúng chưa thì chưa được quan tâm. Tìm hiểu được biết, Dự án 8B Lê Trực được UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 cho Lô đất có ký hiệu L30 của Công ty cổ phần May Lê Trực với các chỉ tiêu quy hoạch:Công trình cao 17 tầng (chưa bao gồm 2 tầng kỹ thuật, tầng mái, tum thang), tổng cộng là 20 tầng với chiều cao tối đa là 70m. Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cũng đã chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án thiết kế kiến trúc kèm theo Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 với các chỉ tiêu quy hoạch 20 tầng (bao gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái, 1 tum thang).Căn cứ các quy định hiện hành, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch chi tiết với các chỉ tiêu: công trình cao 17 tầng (chưa bao gồm 2 tầng kỹ thuật, tầng mái, tum thang), tổng cộng là 20 tầng với chiều cao công trình tối đa là 70m.Tuy nhiên, sau 4 năm (từ 2009 đến 2013), công trình lại bị "hồi tố" điều chỉnh từ toà nhà cao 20 tầng với chiều cao 69,1 m lại thành toà nhà chỉ còn 18 tầng với chiều cao công trình là 53m…Trong khi đó, Quyết định 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phần kiến trúc hai bên trục đường Cầu Giấy – Kim Mã – Hùng Vương (từ ĐSQ Thụy Điển đến đường Hùng Vương), tỷ lệ 1/500 cho Lô đất có ký hiệu L30 của Công ty cổ phần May Lê Trực đến nay là quy hoạch chi tiết 1/500 duy nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang còn hiệu lực cho dự án số 8B Lê Trực. Như vậy, việc điều chỉnh quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng sau này đối với dự án 8B Lê Trực đã trái với Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, ngày 04/09/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp phép xây dựng.Trong đó, tại khoản 1, Điều 27 Nghị định về xử lý chuyển tiếp quy định: "Những công trình, theo quy định trước khi Nghị định này có hiệu lực (20/10/2012) thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng, nhưng theo quy định của Nghị định này phải có giấy phép, nếu đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng".Điều này cho thấy, dự án 8B Lê Trực đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và đã khởi công xây dựng từ năm 2010 thuộc đối tượng không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng.Thế nhưng, không hiểu vì căn cứ gì công trình 8B Lê Trực vẫn “bị” cấp GPXD, để rồi sau này công trình phải tuân thủ theo các nội dung của GPXD trái thẩm quyền này. Trở lại vấn đề chính, nếu xác định GPXD kia được cấp trái thẩm quyền thì phần xây dựng vượt tầng của dự án có được xác định là vi phạm không. Vấn đề này rất cần sự lên tiếng của các cơ quan chuyên môn.

Chưa hoàn thiện phương án phá dỡ, chưa được các cấp có thẩm quyền thẩm tra phê duyệt nhưng UBND quận Ba Đình vẫn phớt lờ quy định “sốt sắng” chỉ đạo UBND phường Điện Biên tập trung phối hợp đơn vị thi công tổ chức cưỡng chế phá dỡ toà nhà tại Ba Đình, Hà Nội.Căn cứ các quy định pháp luật hiện hành cũng như văn bản hướng dẫn số 11579/SXD-GĐCL ngày 9/11/2015 của Sở Xây dựng Hà Nội thì phương án phá dỡ toà nhà 8B Lê Trực phải được công khai, được thẩm tra và có đơn vị tư vấn giám sát. Công văn củaUBND TP. Hà Nội. Tuy nhiên, đến ngày 03/8/2016, UBND quận Ba Đình vẫn chưa hoàn chỉnh phương án phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực, điều này có nghĩa phương án phá dỡ cũng chưa hề được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.Việc này đã được thể hiện tại Văn bản số 6672/VP-ĐT ngày 3/08/2016 của UBND thành phố Hà Nội.Cũng theo nội dung văn bản này, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu: Cty cổ phần Hạ tầng Phương Bắc khẩn trương hoàn chỉnh phương án phá dỡ; Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính khẩn trương có văn bản hướng dẫn UBND quận Ba Đình tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công phá dỡ giai đoạn 1 (tầng 19) công trình vi phạm trật tự xây dựng tại địa chỉ 8B phố Lê Trực, phường Điện Biên theo quy định của pháp luật.Như vậy đã rõ, mặc dù hiện nay việc phá dỡ phần vi phạm trật tự tại công trình 8B phố Lê Trực là chưa có phương án phá dỡ, tuy nhiên UBND quận Ba Đình vẫn chỉ đạo UBND phường Điện Biên và Cty cổ phần Hạ tầng Phương Bắc thực hiện phá dỡ tòa nhà 8B phố Lê Trực.Việc ra lệnh mang tính chất “ào ào” không dựa trên các căn cứ pháp luật khiến dư luận đặt câu hỏi về sự “thiếu hiểu biết” pháp luật của UBND quận Ba Đình, bên cạnh đó nhiều ý kiến hoài nghi cho rằng việc UBND quận Ba Đình “sốt sắng” chỉ đạo cấp dưới khẩn trương xử lý đối với công trình tòa nhà 8B Lê Trực vì áp lực từ cấp trên. Kiến nghị của Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc được kiểm định cần trục tháp trước khi vận hành. Trong khi đó, theo Văn bản hướng dẫn số 11579/SXD-GĐCL của Sở Xây dựng Hà Nội thì phương án, giải pháp phá dỡ được thực hiện trong thời gian dài và phải được thực hiện qua nhiều bước.Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1, Điều 25, Nghị định 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì việc phá dỡ công trình phải có phương án phá dỡ nhằm đảm bảo an toàn quá trình phá dỡ.Cũng theo một góc độ khác, đối với vi phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực hầu hết các nhận định đều tập trung vào việc so sánh sự vượt tầng của tòa nhà so với GPXD đã được cấp. Tuy nhiên, việc cấp GPXD đối với công trình này đã đúng chưa thì chưa được quan tâm. Tìm hiểu được biết, Dự án 8B Lê Trực được UBND Thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 cho Lô đất có ký hiệu L30 của Công ty cổ phần May Lê Trực với các chỉ tiêu quy hoạch:Công trình cao 17 tầng (chưa bao gồm 2 tầng kỹ thuật, tầng mái, tum thang), tổng cộng là 20 tầng với chiều cao tối đa là 70m. Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cũng đã chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 và phương án thiết kế kiến trúc kèm theo Văn bản số 499/QHKT-P3 ngày 16/3/2009 với các chỉ tiêu quy hoạch 20 tầng (bao gồm 17 tầng, 2 tầng kỹ thuật, 1 tầng mái, 1 tum thang).Căn cứ các quy định hiện hành, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch chi tiết với các chỉ tiêu: công trình cao 17 tầng (chưa bao gồm 2 tầng kỹ thuật, tầng mái, tum thang), tổng cộng là 20 tầng với chiều cao công trình tối đa là 70m.Tuy nhiên, sau 4 năm (từ 2009 đến 2013), công trình lại bị "hồi tố" điều chỉnh từ toà nhà cao 20 tầng với chiều cao 69,1 m lại thành toà nhà chỉ còn 18 tầng với chiều cao công trình là 53m…Trong khi đó, Quyết định 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phần kiến trúc hai bên trục đường Cầu Giấy – Kim Mã – Hùng Vương (từ ĐSQ Thụy Điển đến đường Hùng Vương), tỷ lệ 1/500 cho Lô đất có ký hiệu L30 của Công ty cổ phần May Lê Trực đến nay là quy hoạch chi tiết 1/500 duy nhất được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đang còn hiệu lực cho dự án số 8B Lê Trực. Như vậy, việc điều chỉnh quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng sau này đối với dự án 8B Lê Trực đã trái với Quyết định số 2452/QĐ-UBND ngày 5/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, ngày 04/09/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp phép xây dựng.Trong đó, tại khoản 1, Điều 27 Nghị định về xử lý chuyển tiếp quy định: "Những công trình, theo quy định trước khi Nghị định này có hiệu lực (20/10/2012) thuộc đối tượng không phải có giấy phép xây dựng, nhưng theo quy định của Nghị định này phải có giấy phép, nếu đã khởi công xây dựng thì không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng".Điều này cho thấy, dự án 8B Lê Trực đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và đã khởi công xây dựng từ năm 2010 thuộc đối tượng không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng.Thế nhưng, không hiểu vì căn cứ gì công trình 8B Lê Trực vẫn “bị” cấp GPXD, để rồi sau này công trình phải tuân thủ theo các nội dung của GPXD trái thẩm quyền này. Trở lại vấn đề chính, nếu xác định GPXD kia được cấp trái thẩm quyền thì phần xây dựng vượt tầng của dự án có được xác định là vi phạm không. Vấn đề này rất cần sự lên tiếng của các cơ quan chuyên môn.

Theo Hải Minh/Giaoducvietnam

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.

Hương Trà

09:54 05/12/2024
UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.

Minh Tân

21:00 02/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm