Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cán bộ lão thành xã Cam Phước Đông nói gì?

Thứ ba, 29/04/2014 - 12:50

(Thanh tra)- Khác với kết quả giải quyết của UBND tỉnh Khánh Hòa, nhiều cán bộ lão thành là những người lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền xã Cam Phước Đông thời gian từ 1980 - 1985 mà chúng tôi tìm gặp đều mong muốn chính quyền tìm hiểu kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lòng dân…

>> Mua lại đất đã cho UBND xã mượn cũng không xong!?        
>> Quyết định khó hiểu của UBND tỉnh Khánh Hòa?

Ông Lâm Đào Tĩnh, nguyên Chủ tịch UBND xã Cam Phước, năm nay đã 81 tuổi và có 64 năm tuổi Đảng, còn rất minh mẫn, nói: “Tôi về làm Chủ tịch UBND xã Cam Phước từ tháng 11/1980 đến khi chia xã làm Bí thư Đảng ủy xã. Bấy giờ nhân dân muốn có Đài Tưởng niệm, lãnh đạo xã cũng khảo sát vài địa điểm nhưng khi đưa ra Chi bộ bàn thì thấy khu đất của ông Lê Trung là lý tưởng nhất. Sau đó, tôi được Bí thư Đảng ủy xã giao nhiệm vụ trực tiếp đến gặp ông Trung và đưa ra phương án vận động hiến đất hoặc cho xã mượn đất, khi nào không dùng thì trả lại. Ông Trung đồng ý cho mượn đất đến khi di dời Đài Liệt sĩ thì trả lại đất cho ông. Tôi đã viết giấy ký đóng dấu vào giấy mượn đất… Qua 2 lần làm việc với cán bộ xác minh, tôi cũng đã trình bày nội dung cụ thể, nhưng Thông báo số 26 ngày 2/1/2014 của UBND tỉnh về giải quyết khiếu nại (KN) của ông Thưởng chưa đề cập đúng thực tế đã diễn ra. Nếu Nhà nước tiếp tục sử dụng đất xây dựng công trình công cộng thì phải vận động người nhà ông Trung để mượn đất vì trước đây tôi chỉ mượn để xây Đài Liệt sĩ và hiện trạng khu đất này là của ông Trung chứ sao lại nói đất của bà con dân tộc Nùng. Quan điểm của tôi là đã mượn của dân thì phải trả lại cho họ, chứ làm phiền, gây oan khiên cho dân là không được; còn nếu bán, trước hết phải ưu tiên cho chủ đất cũ xem họ có nhu cầu hay không…”! 

Ông Bùi Văn Ký, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cam Ranh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cam Phước thẳng thắn: “Năm 1980, tôi được tăng cường về làm Bí thư Đảng ủy xã Cam Phước. Là xã lớn nhưng không có Đài Liệt sĩ để tưởng niệm, thấy khu đất ông Trung chỉ trồng cây ăn quả nên tôi chủ trương mượn. Đến năm 1982, Đài được xây dựng xong nên nhân dân rất phấn khởi. Từ đó cho đến năm 1985, chẳng có ai thắc mắc, khiếu kiện gì về khu đất này. Khi xã di dời Tượng đài, vợ chồng ông Thưởng vay tiền mua lại đất chứ đâu lấy không, khi nộp đủ tiền cho Nhà nước thì bị ách tắc, vì có khiếu kiện tranh chấp quyền sở hữu. Một số người cho rằng đất xây Đài Liệt sĩ không phải là đất ông Trung, nhưng không ai chỉ ra được đất ông Trung nằm ở đâu. Ông Phạm Duy Cuông nói đây là đất Nhà nước, nhưng sao không thấy trong sổ sách bàn giao cho Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ kế đó và UBND xã viết giấy mượn đất làm gì? Lật lọng như thế là không được”!   Nhân chứng Bùi Văn Ký và Lâm Đào Tĩnh trực tiếp viết giấy mượn đất của ông Lê Trung. Ảnh: Nguyên Phê

Ông Bùi Văn Ký, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cam Ranh, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Cam Phước thẳng thắn: “Năm 1980, tôi được tăng cường về làm Bí thư Đảng ủy xã Cam Phước. Là xã lớn nhưng không có Đài Liệt sĩ để tưởng niệm, thấy khu đất ông Trung chỉ trồng cây ăn quả nên tôi chủ trương mượn. Đến năm 1982, Đài được xây dựng xong nên nhân dân rất phấn khởi. Từ đó cho đến năm 1985, chẳng có ai thắc mắc, khiếu kiện gì về khu đất này. Khi xã di dời Tượng đài, vợ chồng ông Thưởng vay tiền mua lại đất chứ đâu lấy không, khi nộp đủ tiền cho Nhà nước thì bị ách tắc, vì có khiếu kiện tranh chấp quyền sở hữu. Một số người cho rằng đất xây Đài Liệt sĩ không phải là đất ông Trung, nhưng không ai chỉ ra được đất ông Trung nằm ở đâu. Ông Phạm Duy Cuông nói đây là đất Nhà nước, nhưng sao không thấy trong sổ sách bàn giao cho Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ kế đó và UBND xã viết giấy mượn đất làm gì? Lật lọng như thế là không được”!   Nhân chứng Bùi Văn Ký và Lâm Đào Tĩnh trực tiếp viết giấy mượn đất của ông Lê Trung. Ảnh: Nguyên Phê

Việc thỏa thuận mượn đất diễn ra cách đây 32 năm nhưng ông Ký vẫn nhớ như in. Lấy danh dự một đảng viên lão thành, ông Ký nói:“Tôi xác nhận đất này của ông Trung và UBND xã có viết giấy mượn đất của ông Trung để làm Đài Tưởng niệm, có sơ đồ kèm theo, nay giấy tờ thất lạc nhưng tôi, ông Tĩnh cùng các đồng chí khác vẫn còn sinh sống ở đây sao không ai đến hỏi han, tìm hiểu gì…”. 

Khi được hỏi về việc Thanh tra tỉnh đã 3 lần mời lên làm việc liên quan đến KN của ông Thưởng nhưng lại không có mặt, ông Ký trả lời: “Tôi từng làm công tác kiểm tra Đảng mà nghiệp vụ cũng giống như thanh tra thôi. Mình muốn làm rõ sự thật thì phải tìm đến dân, về tận cơ sở. Có một lần cán bộ thanh tra về gặp tôi tìm hiểu, tôi cũng nói rõ ngọn ngành, nhưng cuối cùng kết luận chưa đúng với bản chất sự vụ. Lần này, nếu tỉnh mời đối thoại, tôi sẽ lên để trình bày hết ấm ức của mình bấy lâu nay…”. 

Ông Nguyễn Lai, nguyên Ủy viên Thư ký UBND xã Cam Phước (trú tại số 25, Nguyễn Thái Học, Cam Ranh) thì nói: “Tôi có xác nhận ông Lê Trung mua của ông Chu Chính Phương 1 lô đất và nhà là 1,5 sào đất như trong giấy đoạn nhà là đúng”. 

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, nguồn gốc khu đất là của ông Vòng Hỷ Lìn. Năm 1979, UBND xã Cam Phước quản lý và năm 1981 xây dựng Đài Liệt sĩ. Do có đơn KN đòi lại đất của ông Vòng A Cẩu (con ông Lìn) nên việc chuyển nhượng đất cho ông Thưởng bị dừng lại. Trên thực tế, ông Phương có nhượng cho ông Lìn 1 lô đất diện tích 75m2. Khi ông Lìn mất, ông Cẩu chuyển nhượng cho Hợp tác xã Mua bán Cam Phước theo giấy bán nhà ngày 27/6/1979. Nay ông Cẩu lại có đơn đòi hết diện tích hơn 600m2 đất khu Đài Liệt sĩ. Ông Chu Văn Tuấn (con ông Phương) đã gửi đơn tố cáo hành vi làm giả giấy tờ của ông Cẩu nhằm chiếm đoạt đất người khác cũng như đất Đài Liệt sĩ một cách phi pháp.

Ngày 22/4, tại hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành và 37 địa phương về việc giải quyết các vụ việc KN, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo người đứng đầu các cơ quan, địa phương phải đối thoại trực tiếp và công khai; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của họ, vận dụng đồng bộ các giải pháp để giải quyết KN có lý, có tình. Thiết nghĩ, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cần sớm chỉ đạo xem xét, đánh giá lại các chứng cứ, nhất là những nhân chứng quan trọng; đồng thời tổ chức đối thoại với các bên nhằm làm sáng tỏ vụ việc, chấm dứt KN vượt cấp, kéo dài.  

Nguyên Phê

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

Thanh Hoá: Chỉ đạo chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ cóc

(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.

Hương Trà

09:54 05/12/2024
UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu thực hiện nghiêm túc Nghị định số 127/2018/NĐ-CP

(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.

Minh Tân

21:00 02/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm