Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ năm, 03/10/2024 - 13:05
(Thanh tra)- Trong khuôn khổ chương trình bồi dưỡng lớp Thanh tra viên chính K14 năm 2024 diễn ra từ ngày 5/9 - 9/10/2024, Trường Cán bộ Thanh tra vừa tổ chức cho học viên thực hành giải quyết tình huống giả định để giải quyết các tình huống cụ thể trong quá trình thực hiện các hoạt động thanh tra như: tiến hành một cuộc thanh tra; một buổi tiếp công dân hay giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Trên cơ sở các kiến thức, kỹ năng đã học, học viên được yêu cầu đóng vai trong các tình huống giả định để giải quyết trong thực tiễn. Ảnh: TT
Trên cơ sở các kiến thức, kỹ năng đã học, học viên được yêu cầu đóng vai trong các tình huống giả định để giải quyết tình huống trong thực tiễn. Các tình huống giả định được xây dựng nhằm để học viên cọ xát với những tình huống thực tế trong quá trình thực hiện một cuộc thanh tra; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo dựa trên nội dung của khung Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngạch thanh tra viên chính.
Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác của tổ trưởng tổ xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo; công tác của tổ trưởng tổ xác minh kê khai tài sản thu nhập; giám sát hoạt động đoàn thanh tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, việc thực hiện kết luận thanh tra; kỹ năng xây dựng kế hoạch tiến hành một cuộc thanh; thực hành kỹ năng xây dựng kế hoạch tiến hành một cuộc thanh tra… dưới sự hướng dẫn, yêu cầu của giảng viên, học viên hoàn thiện kịch bản, chuẩn bị và phân vai, diễn xuất, xử lý tình huống giúp học viên thảo luận, thực hành các nghiệp vụ.
Dựa trên yêu cầu của giảng viên, các học viên đã xây dựng tình huống giả định với mục tiêu gắn lý thuyết với thực tiễn trong hoạt động thanh tra nhằm giải quyết hiệu quả, kịp thời các tình huống góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm, khiếm khuyết.
Từ tình huống giả định được học viên xây dựng toàn diện về một cuộc thanh tra cho thấy, để đưa ra những nhận xét, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra luôn phải lấy pháp luật làm thước đo, làm tiêu chí để so sánh, đánh giá. Trong đó, nếu pháp luật chưa quy định thì cần tổng hợp, kiến nghị bổ sung, điều chỉnh các văn bản pháp luật cho kịp thời, phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, việc xử lý, kiến nghị xử lý sai phạm, khiếm khuyết được phát hiện qua hoạt động thanh tra không thuần túy chỉ dựa vào pháp luật, mà còn phải tính tới các yếu tố khác như chính trị, xã hội, lợi ích của cộng đồng, của quốc gia, dân tộc.
Những nội dung tình huống giả định này đã giúp cho học viên có góc nhìn tổng quát hơn về thực hiện cuộc thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Nội dung giả định được học viên xây dựng đã phản ánh toàn diện “phẩm chất”, “giá trị” của hoạt động thanh tra, nhưng phần nào đã mô tả kết quả thanh tra bằng những con số “biết nói”, chỉ ra những quyết định, quy định, cơ chế, chính sách nào không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn; kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm chính trị đối với tập thể, đơn vị, cá nhân có sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý trách nhiệm hình sự bao nhiêu vụ việc…
Những tình huống đó đã phần nào khắc họa “phẩm chất”, “giá trị” cuộc thanh tra hay nói một cách trực diện, đó là bài học phản ánh chất lượng cuộc thanh tra.
Đóng góp ý kiến cho học viên, ông Lê Ngọc Thiều, Trưởng khoa Nghiệp vụ I và ông Phạm Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Nghiệp vụ II đánh giá cao tâm huyết của học viên trong việc xây dựng, tham gia các tình huống giả định về công tác thanh tra; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo theo khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Các giảng viên nhấn mạnh, hoạt động thanh tra đòi hỏi người tiến hành thanh tra vừa phải có phẩm chất, đạo đức trong sáng, vừa phải có năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Điều này đòi hỏi người tiến hành thanh tra, đặc biệt là trưởng đoàn thanh tra phải am hiểu chính sách, pháp luật, hiểu biết về quản lý hành chính Nhà nước, thành thạo kỹ năng xem xét, đánh giá và có kiến thức về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan tới nội dung thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra còn phải nhuần nhuyễn kỹ năng lãnh đạo, quản lý, có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kinh nghiệm xử lý tình huống và đủ bản lĩnh vượt qua những thách thức trong hoạt động thanh tra.
Theo các giảng viên Trường Cán bộ Thanh tra, để có được thái độ hợp tác tích cực, hiệu quả giữa các bên trong hoạt động thanh tra, trước hết, đòi hỏi người tiến hành thanh tra phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, quan điểm, thái độ chuẩn mực, phương pháp làm việc khoa học, biết lắng nghe, không vụ lợi, không tạo áp lực vô lý lên đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Việc tiến hành thanh tra phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định; việc sử dụng các quyền hạn phải thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật ràng buộc và phải chú ý tính đến hậu quả không mong muốn phát sinh từ việc sử dụng quyền hạn có tính cưỡng chế mạnh trong quá trình thanh tra của trưởng đoàn thanh tra, của người ra quyết định thanh tra. Ngoài ra các phương pháp tâm lý, tư tưởng, thuyết phục, dân chủ, lắng nghe, tôn trọng quyền giải trình của đối tượng thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra cũng giúp cải thiện rất nhiều thái độ ứng xử giữa các bên trong hoạt động thanh tra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh