Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 20/05/2014 - 09:44
(Thanh tra) - “Tiếp dân phải gắn liền với giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC), gắn liền với việc hướng dẫn các quy định pháp luật cho công dân; gắn với việc phối hợp giải quyết tình hình KN, TC đúng quy định pháp luật”. Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh chỉ đạo như vậy tại Hội nghị Xây dựng Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 về hướng dẫn quy trình tiếp công dân và Thông tư hướng dẫn quy trình xử lý đơn KN, TC, phản ánh, kiến nghị thay thế Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010, diễn ra vào ngày 19/5 tại Ninh Bình.
Xây dựng thông tư là cần thiết
Theo Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh, tình hình KN, TC ngày càng diễn biến phức tạp, bức xúc và khó lường. Việc xây dựng Thông tư 04 và Thông tư 07 là vô cùng cần thiết và cấp bách.
Sau khi Luật KN, Luật TC có hiệu lực, các nghị định, thông tư từng bước được đưa vào thực hiện. Qua thực tế áp dụng và tại nhiều hội thảo, các đại biểu cho rằng, còn tình trạng đơn thư của công dân gửi chưa đúng đến địa chỉ nơi nhận đơn, chưa đúng thẩm quyền; xử lý đơn thư còn tình trạng lòng vòng, thiếu khoa học, phân loại đơn thư còn bộc lộ hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm; quá trình giải quyết đơn thư kéo dài, người dân KN vượt cấp; việc giải quyết KN, TC thậm chí không đúng thẩm quyền, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết KN, TC.
Thanh tra Chính phủ (TTCP) cũng như các cơ quan Trung ương, địa phương luôn đưa ra vấn đề khi giải quyết KN đối với người KN không đạt được yêu cầu nhất là đối với những người tâm huyết với việc tiếp dân và giải quyết KN, TC. Bên cạnh đó, hiện nay TTCP và các cơ quan Trung ương đang rất quan tâm đến việc hoàn thiện Nghị định hướng dẫn Luật Tiếp công dân.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Thắng cho biết, tỉnh luôn xác định công tác tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết KN, TC của công dân là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tỉnh Ninh Bình đã ban hành kịp thời Quy chế Phối hợp về xử lý đơn thư KN, TC và nhiều văn bản để chỉ đạo các cấp, các ngành trong công tác xử lý, giải quyết đơn thư KN, TC trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với các cơ quan Trung ương, đặc biệt là với TTCP trong tiếp dân, xử lý, giải quyết đơn thư và giải quyết đối với các vụ việc còn tồn đọng, phức tạp. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung quan tâm chỉ đạo về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư gắn với việc xem xét giải quyết các vụ việc KN, TC bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, hạn chế công dân khiếu kiện đông người, vượt cấp lên các cơ quan của tỉnh và Trung ương, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả đó là một phần quan trọng là nhờ sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là TTCP.
Ban hành trước tháng 7
Vụ trưởng Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư Nguyễn Hồng Điệp đã thuyết minh về nội dung Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình xử lý đơn KN, TC, phản ánh, kiến nghị thay thế Thông tư 04.
Kết cấu cấu của Thông tư gồm 4 chương, 30 điều. So với Thông tư 04, tên gọi của thông tư thay thế mới có thay đổi, bỏ cụm từ “liên quan đến KN, TC” cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ. Bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh cũng rộng hơn, bổ sung đối tượng áp dụng là đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nhằm cụ thể hoá việc xử lý đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với quy định.
Đối với đơn đủ điều kiện, dự thảo loại bỏ quy định về việc người viết đơn phải “ký tên trực tiếp” và bổ sung quy định người viết đơn được điểm chỉ (nếu không ký đơn); Đối với đơn không đủ điều kiện xử lý, dự thảo cũng bổ sung quy định không xử lý đối với đơn TC nặc danh (không có chữ ký), đơn mạo danh một tập thể, đơn có tên nhưng không ghi rõ địa chỉ cụ thể của người TC. Tuy nhiên, đơn TC không rõ họ tên, địa chỉ người TC nhưng nội dung đơn TC rõ ràng, kèm theo các tài liệu chứng minh nội dung TC thì xử lý như đơn đủ điều kiện.
Quy định xử lý đơn TC xuất phát từ việc KN không đạt được mục đích, tại Chương III, Điều 17 Dự thảo bổ sung quy định không chuyển đơn hoặc thụ lý giải quyết đối với đơn TC xuất phát từ KN mà KN đó đã được cấp chính quyền giải quyết đúng pháp luật. Chỉ kiểm tra xem xét lại quyết định giải quyết KN chứ không thụ lý để giải quyết vụ việc theo trình tự giải quyết TC khi cần thiết. Dự thảo quy định 6 trường hợp cụ thể, người xử lý đơn có quyền lưu đơn nhưng không cần hướng dẫn, phúc đáp. Đồng thời, bổ sung thêm về việc xử lý đơn thư KN, TC, phản ánh đối với những vụ việc nghiêm trọng, những vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, liên quan đến chính sách dân tộc tôn giáo.
Ông Điệp cũng cho biết, việc xây dựng Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 07/2011/TT-TTCP hướng dẫn quy trình tiếp công dân phù hợp với căn cứ, quy định pháp luật hiện hành, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, gắn với việc tiếp công dân với công tác giải quyết KN, TC.
Dự thảo Thông tư 07 gồm 6 chương và 36 điều và 11 biểu mẫu ban hành kèm theo nhằm tạo sự thống nhất, nhất quán trong việc xử lý nghiệp vụ của công tác tiếp công dân. Dự thảo bổ sung, mở rộng đối với đối tượng công dân đến kiến nghị, phản ánh và các cơ quan thuộc Chính phủ và đơn vị sự nghiệp công lập; thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 15 Chương 2 Dự thảo bổ sung thêm quy định đối với trường hợp KN lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết; bổ sung thêm phụ lục “Hướng dẫn người KN”, mẫu “Đôn đốc giải quyết KN (TC) của công dân”.
Tại hội thảo, các ý kiến thống nhất cao về sự cần thiết và cấp bách của việc xây dựng các thông tư nói trên. Đồng thời đề nghị Ban Soạn thảo sửa đổi lại một số từ ngữ cho phù hợp, lược bỏ những câu chữ, nội dung trùng lắp.
Các đại biểu cũng chia sẻ nhiều thống tin về tiếp dân và giải quyết đơn thư tại đơn vị, mong muốn việc đơn thư tập trung vào một đầu mối để tránh việc xử lý lòng vòng trong cùng một cơ quan đơn vị; việc xử lý đơn thư phải đúng thẩm quyền; nguyên tắc xử lý đơn thư là cấp dưới thực hiện theo yêu cầu của cấp trên. Đồng thời, đề cập đến việc cần làm rõ các quy định giải quyết khi có khiếu kiện đông người…
Phát biểu chỉ đạo, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Đức Hạnh đề nghị xem xét bổ sung thêm một số nội dung đối với dự thảo hướng dẫn tiếp công dân như ý kiến của các đại biểu; Hoàn thành dự thảo sớm để ban hành 2 thông tư trước tháng 7/2014.
Nguyễn Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.
Chính Bình
15:33 11/12/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng đã ký ban hành kế hoạch thanh tra năm 2025. Tại kế hoạch, Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở và thanh tra huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh dự kiến tiến hành 102 cuộc thanh tra.
Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Phương Anh
20:46 10/12/2024Phương Anh
20:15 10/12/2024Phương Anh
13:54 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang