Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng Thanh tra: 'Chưa phát hiện ai không trung thực khi kê khai tài sản'

Thứ tư, 21/09/2016 - 14:23

Hơn một triệu người phải kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2015, số trường hợp xác minh tài sản là 414 người nhưng không phát hiện ra vi phạm.

Việc kê khai tài sản, thu nhập được cho còn hình thức. Ảnh minh họa: PV

Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 21/9, Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, năm 2015, hơn một triệu người đã hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập, đạt tỷ lệ 99,1% so với số người phải kê khai.

Số bản kê khai đã công khai (với các hình thức như niêm yết tại trụ sở cơ quan hoặc công bố trong cuộc cuộc họp) là hơn 993.000 bản, đạt tỷ lệ 98,9%. Có 414 người thuộc diện kê khai được xác minh tài sản, thu nhập. Việc xác minh chủ yếu phục vụ cho công tác cán bộ, bổ nhiệm; chỉ một số ít được yêu cầu xác minh là do trong quá trình công khai có phản ánh kê khai không trung thực. "Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, chưa phát hiện trường hợp nào kê khai không trung thực", ông Phan Văn Sáu nói.

Trong khi đó, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, qua phản ánh của dư luận và báo chí, việc kê khai tài sản, thu nhập, công khai bản kê khai còn hình thức, không ít trường hợp kê khai không đầy đủ, thiếu trung thực. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do quy định của pháp luật về căn cứ xác minh tài sản chưa đầy đủ, phạm vi công khai bản kê khai còn khá hẹp, có quá nhiều cơ quan đầu mối được giao thẩm quyền xác minh bản kê khai.

Ngoài ra, việc kê khai thu nhập, đặc biệt là thu nhập ngoài lương chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập nhưng chưa có cơ chế kiểm soát chặt chẽ và chưa có chế tài đủ mạnh xử lý người kê khai thiếu trung thực, mới chỉ dựa vào sự tự giác của người kê khai. "Một số cán bộ, công chức, viên chức và người dân ngại va chạm và sợ bị trù dập nên không dám đứng lên tố cáo khi biết rõ người có chức vụ, quyền hạn kê khai tài sản, thu nhập không trung thực", Ủy ban Tư pháp nêu nhận định.

Hiện Thanh tra Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi). Dự thảo này đã bỏ quy định về kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, thay vào đó bằng kê khai lần đầu và bổ sung.

Kê khai lần đầu thực hiện với tất cả người mới được bổ nhiệm vào ngạch công chức. “Có nghĩa là anh bắt đầu sự nghiệp công chức thì phải tuyên thệ là tài sản, thu nhập của mình có bao nhiêu", Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh giải thích.

Sau khi kê khai lần đầu, cán bộ, công chức chỉ kê khai bổ sung mỗi khi được đề bạt chức vụ mới, hoặc khi có biến động về tài sản, thu nhập tăng thêm với giá trị từ 200 triệu đồng trở lên.

Chưa phát hiện trường hợp vi phạm về quà tặng

Theo Tổng thanh tra Chính phủ, qua theo dõi cho thấy, quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức, không quy định về chế tài, thiếu khả thi. Việc thực hiện quy định này chưa nghiêm, hiệu quả thấp và trên thực tế cũng rất khó kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức. Trong năm 2016 chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm.

Theo Võ Hải/VnExpress

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

An Giang: Xử lý nghiêm các vi phạm ở lĩnh vực nông nghiệp

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra, kiểm tra luôn được lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang và thủ trưởng các đơn vị quan tâm triển khai. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, nông lâm thủy sản luôn được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Cảnh Nhật

09:00 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm