Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ ban hành định hướng Chương trình thanh tra năm 2025

Mạnh Đạt

Thứ hai, 28/10/2024 - 20:01

(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 2220/TTCP ngày 23/10/2024 định hướng Chương trình thanh tra năm 2025, nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Thanh tra năm 2022, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật. Đồng thời nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành định hướng Chương trình thanh tra năm 2025. Ảnh: TTM

Thanh tra công tác quản lý Nhà nước và trách nhiệm người đứng đầu là nhiệm vụ trọng tâm

Định hướng Chương trình thanh tra 2025 yêu cầu triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Thanh tra năm 2022 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật; các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra. 

Trong đó, trọng tâm là thanh tra công tác quản lý Nhà nước và thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực; phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm; thanh tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân của cơ quan hành chính Nhà nước; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong lĩnh vực tài chính công; thanh tra, kiểm tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại các tổ chức tín dụng, tập trung vào những vấn đề dễ phát sinh rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, những vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội và các cơ quan quản lý quan tâm; tiếp tục thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai; thanh tra việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị; thanh tra việc thực hiện pháp luật trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến hoạt động địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng; thanh tra việc thực hiện các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực dầu khí; thanh tra công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thanh tra, kiểm tra, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống thông thầu, mua bán thầu tại các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc; thanh tra chuyên đề việc chấp hành chính sách, pháp luật trong đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều. 

Tiếp tục tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra; chấp hành nghiêm quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra.

Qua thanh tra kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, thiếu sót trong quản lý Nhà nước; có biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực; kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật còn bất cập, sơ hở.

Đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công tác thanh tra; giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, trọng tâm là tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện kết luận thanh tra, nhất là tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tham nhũng, tiêu cực. 

Tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp

Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp; nâng cao trách nhiệm và chủ động tích cực phối hợp với các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, kịp thời, đúng pháp luật và phù hợp với thực tế ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; thực hiện tốt quy định về việc tiếp công dân của người đứng đầu; quan tâm kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. 

Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là, triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động...

Đẩy mạnh phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực ngoài Nhà nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. 

Để đạt được những yêu cầu nêu trên, theo Thanh tra Chính phủ, cần nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. Tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực, trình độ và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, những nhiệm vụ chủ yếu trong công tác thanh tra là gì?

Năm 2025, những nhiệm vụ chủ yếu trong công tác thanh tra là gì?

(Thanh tra) - Trong định hướng Chương trình thanh tra năm 2025 vừa được ban hành tại Văn bản số 2220/TTCP-KHTH ngày 23/10/2024, Thanh tra Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu cho công tác thanh tra đối với Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương.

Hoàng Nam

21:30 28/10/2024
Thanh tra Chính phủ ban hành định hướng Chương trình thanh tra năm 2025

Thanh tra Chính phủ ban hành định hướng Chương trình thanh tra năm 2025

(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Văn bản số 2220/TTCP ngày 23/10/2024 định hướng Chương trình thanh tra năm 2025, nhằm triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Thanh tra năm 2022, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật. Đồng thời nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mạnh Đạt

20:01 28/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm