Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ ban hành Chương trình Hành động triển khai 2 nghị quyết của Chính phủ

Thái Hải

Thứ tư, 21/02/2024 - 14:16

(Thanh tra) - Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn vừa ký quyết định ban hành Chương trình Hành động của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về việc triển khai thực hiện 2 nghị quyết của Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ ban hành Chương trình Hành động triển khai 2 nghị quyết của Chính phủ. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: T.H

2 nghị quyết này gồm: Nghị quyết 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Tại chương trình hành động, TTCP nêu rõ, công tác thanh tra, giám sát và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở các cấp, các ngành, định hướng thanh tra năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai công tác thanh tra; tiếp tục đổi mới phương pháp tiến hành thanh tra, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, bảo đảm tiến độ các cuộc thanh tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch thanh tra năm 2024 của TTCP. Tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương dễ phát sinh nhiều vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, và dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra; nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ trong hoạt động thanh tra.

Đồng thời, thanh tra vụ việc khác theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC), theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và khi được Thủ tướng Chính phủ giao; tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm; thực hiện nghiêm và đúng chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về PCTNTC và Thủ tướng Chính phủ về thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, cải cách hành chính trong các cơ quan Nhà nước; thanh tra theo chuyên đề đối với công tác thăm dò, khảo sát, quy hoạch, đấu thầu, quản lý, cấp phép, khai thác, vận chuyển đối với các mỏ vật liệu xây dựng, làm rõ các sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để kiến nghị và để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, trọng tâm là tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về thực hiện kết luận thanh tra, tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng và đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan nội chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra.

Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC), tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Tiếp công dân, Luật KN, Luật TC, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác này.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan Trung ương tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương; phối hợp chặt chẽ với địa phương tạo sự thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết, nhất là đối với những vụ việc KNTC phức tạp; nắm chắc tình hình khiếu kiện của công dân, đảm bảo ổn định tình hình an ninh, trật tự, đặc biệt trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các kỳ nghỉ lễ của dân tộc.

Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, phù hợp thực tế đối với các vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở, phấn đấu tiếp tục đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết KN, kết luận nội dung TC đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90%.

Tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc KNTC tồn đọng, phức tạp, kéo dài, các vụ việc khiếu kiện tại các cơ quan Trung ương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các kế hoạch của TTCP coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; đồng thời tiến hành sơ kết, đánh giá kết quả công tác này.

Tiếp tục nghiên cứu việc nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về giải quyết KNTC, đảm bảo kết nối dữ liệu trên phạm vi toàn quốc và liên thông trong toàn hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Công tác PCTN triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTNTC, nhất là Luật PCTN 2018, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC.

Tăng cường quản lý Nhà nước về PCTNTC triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm có nguy cơ tham nhũng cao hoặc có nhiều dư luận về tham nhũng, tiêu cực; thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện pháp luật về PCTNTC.

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2030; tiếp tục xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập; thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC.

Triển khai có hiệu quả kế hoạch PCTNTC, xác minh tài sản, thu nhập năm 2024. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế thuộc chức năng quản lý.

Tổ chức chấm điểm cải cách hành chính (CCHC) của TTCP năm 2024 và công bố kết quả xếp hạng CCHC đối với các vụ, cục, đơn vị thuộc TTCP. Triển khai xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng, bảo đảm kiểm soát tiến độ xử lý văn bản và hồ sơ công việc tại mọi thời điểm, gắn với trách nhiệm từng cán bộ, công chức, viên chức.

Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) năm 2024, đảm bảo các nhiệm vụ trong kế hoạch được thực hiện đúng thời gian và đạt chất lượng; mở rộng các hình thức tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; thống kê, công bố, cập nhật các TTHC vào Cơ sở Dữ liệu quốc gia và đăng tải trên cổng thông tin điện tử của TTCP, cổng dịch vụ công quốc gia.

Thực hiện sắp xếp, đổi mới cơ cấu tổ chức của TTCP phù hợp với các quy định của pháp luật, gắn với việc thực hiện chức năng thanh tra, giải quyết KNTC, tiếp công dân và PCTNTC. Xây dựng Đề án Vị trí việc làm của TTCP, sắp xếp bố trí công chức theo đúng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác và vị trí đã được phê duyệt.

Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước theo dự toán, kế hoạch được giao, bảo đảm chế độ, tiêu chuẩn, định mức và điều kiện bố trí vốn theo quy định; cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết, tiết kiệm chi thường xuyên.

Phối hợp với một số đối tác song phương triển khai các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo tăng cường năng lực cán bộ ngành Thanh tra.

Tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy hợp tác song phương trong tình hình mới (như hợp tác trong giải quyết các vụ việc thanh tra, KNTC có yếu tố nước ngoài liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và ngược lại; phối hợp chia sẻ, cung cấp thông tin, hỗ trợ xác minh các vụ việc tham nhũng có liên quan đến công dân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài...).

Phó Tổng Thanh tra yêu cầu, các vụ, cục, đơn vị thực hiện việc quán triệt, triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và quy định của pháp luật của Nhà nước về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC, PCTNTC; kế hoạch công tác năm 2024 của đơn vị và các nội dung trong chương trình hành động này.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm