Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường thanh tra đột xuất, kiểm tra sau thanh tra

Thứ ba, 04/02/2014 - 11:37

(Thanh tra) - “Cần thực hiện thanh tra có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt thanh tra đột xuất và kiểm tra sau thanh tra các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại”... là đề xuất của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Hà Kế Vinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra năm 2014..

Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Hà Kế Vinh. Ảnh: Thảo Nguyên

Theo Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp Hà Kế Vinh, năm 2014, thanh tra ngành Tư pháp sẽ tập trung thanh tra chuyên đề về bán đấu giá tài sản và thực hiện thanh tra các lĩnh vực có nhiều bức xúc, tiêu cực như: Công chứng, hộ tịch, luật sư...

Riêng Thanh tra Bộ Tư pháp sẽ thành lập từ 20-25 Đoàn Thanh tra, tập trung chủ yếu vào 04 lĩnh vực: Thi hành án dân sự; bán đấu giá tài sản; luật sư; hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trong đó chú trọng thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kê khai tài sản.

Cùng với đó, Thanh tra Bộ cũng sẽ thành lập từ 6 - 8 Đoàn Kiểm tra việc thực hiện các kết luận Thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thực tế tại địa phương..., tổ chức triển khai Nghị định số 110/2013, tập trung vào công tác tuyên truyền, phổ biến cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng bị xử phạt và tập huấn cho người có thẩm quyền xử phạt; thường xuyên theo dõi, sơ kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị định.

Chánh Thanh tra Hà Kế Vinh nhấn mạnh, trong năm nay, để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và công tác thanh tra của toàn ngành, cần thực hiện thanh tra có trọng tâm trọng điểm, đặc biệt thanh tra đột xuất và kiểm tra sau thanh tra các kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại. Ngoài ra, phải tăng cường phối kết hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ trong việc ra kết luận thanh tra, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng trình tự, thẩm quyền cũng như phối hợp giữa Thanh tra Bộ với Thanh tra Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

“Chúng tôi sẽ chú trọng nắm bắt thông tin, phát hiện kịp thời những dấu hiệu vi phạm pháp luật để tiến hành thanh tra đột xuất. Năm nay, công tác này sẽ mang tính đột phá, Thanh tra Bộ sẽ tập trung vào những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những vấn đề dễ phát sinh tiêu cực và khiếu nại, tố cáo để siết chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ”, Chánh Thanh tra Hà Kế Vinh chia sẻ.

Cũng theo ông Hà Kế Vinh, hiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 74 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Tư pháp đang được trình cấp có thẩm quyền ban hành. Dự thảo được xây dựng nhằm tăng cường tính hiệu quả và khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò của bộ máy thanh tra ngành Tư pháp trong hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nước, khắc phục được những tồn tại, hạn chế của Nghị định số 74, đáp ứng yêu cầu của công tác thanh tra trong giai đoạn mới.

Nghị định thay thế không chỉ góp phần tiếp tục củng cố, hoàn thiện bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất mà còn là “đòn bẩy” quan trọng để các cơ quan Thanh tra ngành Tư pháp tiến hành các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền một cách hiệu quả hơn, phát huy vai trò hơn nữa của lực lượng thanh tra.

Năm 2013, Thanh tra ngành Tư pháp đã triển khai 560 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 942 tổ chức, cá nhân, phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước hơn 741 triệu đồng; ban hành 222 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền hơn 435 triệu động đồng. Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng được triển khai thực hiện đồng bộ trên toàn quốc. Qua đó, đã đề xuất với cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, phục vụ kịp thời cho việc quản lý Nhà nước của ngành.


Thanh tra Bộ Tư pháp đã triển khai 33 cuộc thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành 100% Kế hoạch đề ra. Cùng với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật, cơ quan thanh tra của Bộ còn giúp phòng ngừa các vi phạm pháp luật, hạn chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp. Nhất là, đã góp phần kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những “điểm nghẽn” trong một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của ngành; khắc phục các kẽ hở của chính sách, pháp luật.

Trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Bộ Tư pháp đã tiếp 459 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, không có đoàn khiếu nại, tố cáo đông người; tiếp nhận, xử lý 1.678 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 563 đơn thuộc thẩm quyền. Thanh tra Bộ cũng thành lập 02 Đoàn Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại 02 Cục Thi hành án Dân sự địa phương - đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp...

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.

Chính Bình

15:33 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm