Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết KN,TC

Thứ tư, 09/11/2016 - 19:14

(Thanh tra) - Ngày 9/11, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nhữ Văn Tâm dự và chỉ đạo Hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nhữ Văn Tâm phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TH

Giải quyết trên 97% vụ việc KN,TC thuộc thẩm quyền

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Phó Chủ tịch tỉnh UBND Nhữ Văn Tâm tỉnh  nhấn mạnh: Tình hình khiếu nại, tố cáo (KN,TC) giai đoạn từ năm 2012-2016 trên địa bàn tỉnh nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực, số lượt tiếp công dân.Số vụ việc KN,TC thuộc thẩm quyền giải quyết có xu hướng năm sau giảm so với năm trước. Hàng năm tỷ lệ giải quyết khiếu KN,TC của các cơ quan hành chính nhà nước đều đạt trên 85%, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, phục vụ có hiệu quả các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả tích cực thì công tác giải quyết KN, TC của công dân vẫn có những tồn tại, hạn chế như một số vụ việc đã được các cấp, các ngành có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, nhưng công dân không đồng thuận, vẫn tiếp tục KN, tập trung đông người tại các cơ quan của tỉnh, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. 

“Hội nghị tổng kết này là dịp để các cấp, các ngành đánh giá lại toàn diện những kết quả đạt được, đồng thời xác định rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện để kiến nghị cụ thể các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” - ông Tâm nhấn mạnh. 

Phó Chủ tịch tỉnh đề nghị các đại biểu, đánh giá nghiêm túc, đầy đủ, khách quan, toàn diện thực tiễn thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo tại các cơ quan, đơn vị; xác định rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân nhân những hạn chế, bất cập trong việc tổ chức thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo tại các sở, ban, ngành và địa phương; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về KN, TC.

Chánh Thanh tra tỉnh Đỗ Đức Công trình bày báo cáo tại Hội nghị. Ảnh: TH

Báo cáo tại Hội nghị, Chánh Thanh tra tỉnh Đỗ Đức Công cho biết: Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, tình hình KN, TC nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, trong đó có những vụ việc đã được các cấp, các ngành có thẩm quyền xem xét, giải quyết  nhưng công dân không đồng thuận, vẫn tiếp tục KN, tập trung đông người tại các cơ quan của tỉnh, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Điển hình là các vụ việc: KN,TC của các hộ kinh doanh tại chợ Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên; khiếu nại của 20 hộ dân xóm Chiến Thắng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án mở rộng mỏ than Núi Hồng; khiếu nại của các hộ dân huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên bị ảnh hưởng bởi Dự án đường điện 220 KV Tuyên Quang - Thái Nguyên; khiếu nại của các hộ dân xã Hà Thượng, huyện Đại Từ ảnh hưởng từ dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo.

Nội dung KN chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, việc thu hồi đất, đơn giá đền bù hỗ trợ đất và tài sản, giải phóng mặt bằng, việc đầu tư xây dựng chợ, ô nhiễm môi trường; TC chủ yếu trong lĩnh vực hành chính, tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái các quy định của nhà nước, vi phạm pháp luật trong thực hiện công tác quản lý tài chính, việc thực hiện chế độ, chính sách xã hội, nhất là lĩnh vực xem xét giải quyết chế độ đối với người có công.

4 năm qua, Ban Tiếp công dân tỉnh, các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tiếp 16.952 lượt công dân đến KN,TC, kiến nghị, phản ánh với 2.724 vụ việc KN; 602 vụ việc TC. Giải quyết 1.213/1.245 vụ việc KN thuộc thẩm quyền, đạt 97,4%; 799/826 vụ việc TC thuộc thẩm quyền, đạt 96,7%.

Nhiều kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo

Sau 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo còn những tồn tại mà nguyên nhân do tính chủ quan cũng như khách quan, mà trong đó là hệ thống pháp luật còn có sự chồng chéo, chưa có sự thống nhất chung, cùng một nội dung nhưng có thể được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân chưa thực sự hiệu quả, trình độ, ý thức tuân thủ pháp luật của công dân còn hạn chế, một số công dân chưa hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật về KN, TC và các quy định pháp luật khác có liên quan. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc triển khai áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại,TC còn chưa linh hoạt, chưa phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giải quyết KN,TC chưa tạo thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền KN,TC; việc ban hành quyết định giải quyếKN,TC còn chậm, thiếu tính khả thi, dẫn đến hiệu lực thi hành không cao.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận chỉ ra những khó khăn, vướng mắc khi thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Đồng thời kiến nghị cần quy định rõ trong thời hạn là bao nhiêu ngày thì quyết định giải quyết KN lần đầu được gửi cho người KN và cơ quan, tổ chức hữu quan; thống nhất về thời hiệu KN trong Luật KN với thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính trong Luật Tố tụng hành chính;  bổ sung một số trường hợp cụ thể có thể xem xét tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết KN; quy định cụ thể việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong việc KN, giải quyết KN, cho phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý theo quy định. 

Hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền giải quyết TC đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hay được điều chuyển, bổ nhiệm vào những vị trí, chức vụ công tác khác; quy định cụ thể đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên và bổ sung thêm thông tin về ngày, tháng, năm sinh, số điện thoại của người viết đơn để đảm bảo tính pháp lý và xử lý thông tin ban đầu được thuận lợi; quy định cụ thể xử lý đối với những trường hợp TC không đúng quy định; TC sai không mang tính xây dựng, lợi dụng TC nhằm hạ thấp uy tín của tổ chức, cá nhân. Quy định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý đối với người TC sai; quy định rõ cơ chế bảo vệ người TC, để người TC yên tâm, trực diện TC hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng xã hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các tập thể xuất sắc trong công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nhữ Văn Tâm đánh giá cao các ý kiến tham luận tại Hội nghị. Đồng thời đề nghị, các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp với nhau trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KN,TC, đặc biệt đối với các vụ việc kéo dài, phức tạp, đông người. 

Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân theo quy định của Luật Tiếp công dân; xử lý người đứng đầu khi để xảy ra các tồn tại, sai phạm trong công tác này, nhất là đối với các vụ việc đông người phát sinh.

Nhân dịp này, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giải quyết KN,TC.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen cho các cá nhân xuất sắc trong công tác tiếp dân, giải quyết KN,TC

Thái Hải















Giải quyết trên 97% vụ việc KN,TC thuộc thẩm quyền
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Phó Chủ tịch tỉnh UBND Nhữ Văn Tâm tỉnh  nhấn mạnh: Tình hình khiếu nại, tố cáo (KN,TC) giai đoạn từ năm 2012-2016 trên địa bàn tỉnh nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực, số lượt tiếp công dân, số vụ việc KN,TC thuộc thẩm quyền giải quyết có xu hướng năm sau giảm so với năm trước, hàng năm tỷ lệ giải quyết khiếu KN,TC của các cơ quan hành chính nhà nước đều đạt trên 85%, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, phục vụ có hiệu quả các sự kiện trọng đại của đất nước, của tỉnh.
Bên cạnh những kết quả tích cực thì công tác giải quyết KN, TC của công dân vẫn có những tồn tại, hạn chế như một số vụ việc đã được các cấp, các ngành có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật, nhưng công dân không đồng thuận, vẫn tiếp tục KN, tập trung đông người tại các cơ quan của tỉnh, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. 
“Vì vậy Hội nghị tổng kết này là dịp để các cấp, các ngành đánh giá lại toàn diện những kết quả đạt được, đồng thời xác định rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện để kiến nghị cụ thể các nội dung cần sửa đổi, bổ sung, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” ông Tâm nhấn mạnh. 
Phó Chủ tịch tỉnh đề nghị các đại biểu, đánh giá nghiêm túc, đầy đủ, khách quan, toàn diện thực tiễn thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo tại các cơ quan, đơn vị; xác định rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân nhân những hạn chế, bất cập trong việc tổ chức thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo tại các Sở, ban, ngành và địa phương; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về KN, TC.
Báo cáo tại Hội nghị, Chánh Thanh tra tỉnh Đỗ Đức Công cho biết, Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, tình hình KN, TC nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, trong đó có những vụ việc đã được các cấp, các ngành có thẩm quyền xem xét, giải quyết  nhưng công dân không đồng thuận, vẫn tiếp tục KN, tập trung đông người tại các cơ quan của tỉnh, khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Điển hình là các vụ việc: Khiếu nại, tố cáo của các hộ kinh doanh tại chợ Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên; khiếu nại của 20 hộ dân xóm Chiến Thắng, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án mở rộng mỏ than Núi Hồng; khiếu nại của các hộ dân huyện Đại Từ, thành phố Thái Nguyên bị ảnh hưởng bởi Dự án đường điện 220 KV Tuyên Quang-Thái Nguyên; khiếu nại của các hộ dân xã Hà Thượng, huyện Đại Từ ảnh hưởng từ dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo.
Nội dung KN chủ yếu trong lĩnh vực đất đai, việc thu hồi đất, đơn giá đền bù hỗ trợ đất và tài sản, giải phóng mặt bằng, việc đầu tư xây dựng chợ, ô nhiễm môi trường; TC chủ yếu trong lĩnh vực hành chính, tố cáo cán bộ, công chức cố ý làm trái các quy định của nhà nước, vi phạm pháp luật trong thực hiện công tác quản lý tài chính, việc thực hiện chế độ, chính sách xã hội, nhất là lĩnh vực xem xét giải quyết chế độ đối với người có công.
4 năm qua, Ban Tiếp công dân tỉnh, các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh đã tiếp 16.952 lượt công dân đến KN,TC, kiến nghị, phản ánh với 2.724 vụ việc KN; 602 vụ việc TC. Đã giải quyết 1.213/ 1.245 vụ việc KN thuộc thẩm quyền, đạt 97,4%; 799/ 826 vụ việc TC thuộc thẩm quyền, đạt 96,7%.
Kiến nghị quy định rõ cơ chế bảo vệ người TC
Sau 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo còn những tồn tại mà nguyên nhân do tính chủ quan cũng như khách quan, mà trong đó Hệ thống pháp luật còn có sự chồng chéo, chưa có sự thống nhất chung, cùng một nội dung nhưng có thể được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau; Công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân chưa thực sự hiệu quả, trình độ, ý thức tuân thủ pháp luật của công dân còn hạn chế, một số công dân chưa hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật về KN, TC và các quy định pháp luật khác có liên quan; trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính trong việc triển khai áp dụng pháp luật để giải quyết khiếu nại,TC còn chưa linh hoạt, chưa phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giải quyết KN,TC chưa tạo thuận lợi cho công dân trong việc thực hiện quyền KN,TC; việc ban hành quyết định giải quyếKN,TC còn chậm, thiếu tính khả thi, dẫn đến hiệu lực thi hành không cao.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận chỉ ra những khó khăn, vướng mắc khi thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Đồng thời kiến nghị: cần quy định rõ trong thời hạn là bao nhiêu ngày thì quyết định giải quyết KN lần đầu được gửi cho người KN và cơ quan, tổ chức hữu quan; thống nhất về thời hiệu KN trong Luật KN với thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính trong Luật Tố tụng hành chính;  bổ sung một số trường hợp cụ thể có thể xem xét tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết KN; quy định cụ thể việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong việc KN, giải quyết KN, cho phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý theo quy định. 
Hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền giải quyết TC đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu hay được điều chuyển, bổ nhiệm vào những vị trí, chức vụ công tác khác; quy định cụ thể đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên và bổ sung thêm thông tin về ngày, tháng, năm sinh, số điện thoại của người viết đơn để đảm bảo tính pháp lý và xử lý thông tin ban đầu được thuận lợi; quy định cụ thể xử lý đối với những trường hợp TC không đúng quy định; TC sai không mang tính xây dựng, lợi dụng TC nhằm hạ thấp uy tín của tổ chức, cá nhân. Quy định rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý đối với người TC sai; quy định rõ cơ chế bảo vệ người TC, để người TC yên tâm, trực diện TC hành vi vi phạm pháp luật, góp phần đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng xã hội.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nhữ Văn Tâm đánh giá cao các ý kiến tham luận tại Hội nghị. Đồng thời đề nghị, các sở, ngành, địa phương tăng cường phối hợp với nhau trong thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KN,TC, đặc biệt đối với các vụ việc kéo dài, phức tạp, đông người. 
Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp dân theo quy định của Luật Tiếp công dân; xử lý người đứng đầu khi để xảy ra các tồn tại, sai phạm trong công tác này, nhất là đối với các vụ việc đông người phát sinh.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể và 10 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.








Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm