Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 22/10/2017 - 16:42
Sáng mai 23.10, theo chương trình, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức được khai mạc tại Hà Nội.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thông qua 6 dự án Luật, 12 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án Luật khác. Trong 9 dự án Luật sẽ được Quốc hội cho ý kiến có Dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) được nhiều đại biểu và cử tri quan tâm.
Theo báo cáo của Văn phòng Quốc hội, sau hơn 10 năm thi hành Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giúp cải thiện môi trường kinh doanh và đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện còn ít, một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng là rất cần thiết.
Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp này gồm 11 chương, 129 điều. Các nội dung của dự thảo Luật cần Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp này bao gồm: Về mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật; Về xử lý hành vi tham nhũng được phát hiện qua hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; Về việc bổ sung trách nhiệm của các cơ quan của Đảng trong Luật; Về minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập; Về kiểm soát xung đột lợi ích; Về báo cáo về tình hình tham nhũng và công tác phòng chống tham nhũng...
Trao đổi với báo chí về việc Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) được cho ý kiến tại kỳ họp lần này sẽ có điểm nào để khắc phục những hạn chế trong việc kê khai tài sản, ông Nguyễn Văn Luật - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết: Nhiều nội dung quan trọng sẽ được xem xét cho ý kiến, trong đó cơ chế kiểm soát tài sản của người có trách nhiệm kê khai.
“Trong thời gian qua các cơ quan đã tổng kết thi hành Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về công tác phòng chống tham nhũng, và cách đây mấy ngày Ban Bí thư cũng đã ban hành Quyết định 99 hướng dẫn khung về kê khai tài sản. Tiếp thu tinh thần đó, Chính phủ cũng trình Quốc hội những nội dung liên quan đến tính trung thực, trách nhiệm của người kê khai, thẩm quyền của người kê khai, và trách nhiệm của các cơ quan trong xác minh khi có phản ánh của cử tri. Đó là những điểm mới trong lần này để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng”-ông Luật nói.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn