Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quản lý Nhà nước về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thứ tư, 13/12/2017 - 22:29

(Thanh tra) - Ngày 13/12, Viện Khoa học Thanh tra nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ "Quản lý Nhà nước (QLNN) về công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) ở Việt Nam hiện nay" do TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng làm chủ nhiệm. Nguyên Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào chủ trì buổi nghiệm thu.

TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra thuyết trình kết quả nghiên cứu trước Hội đồng nghiệm thu. Ảnh: TH

Thanh tra và giải quyết KN,TC là những lĩnh vực hoạt động quan trọng, thuộc chức năng, nhiệm vụ và gắn liền với lịch sử phát triển của ngành Thanh tra.

Trải qua các giai đoạn phát triển, việc tổ chức thi hành pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC của các cấp, các ngành trong thời gian qua ngày càng được nâng cao. Công tác thanh tra, giải quyết KN,TC đã khẳng định được vai trò và đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Để có được những thành quả đó, một trong những đóng góp quan trọng đó là chất lượng QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC đi vào nề nếp, thực hiện đúng mục đích và nguyên tắc đề ra.

Thời gian qua, với chức năng QLNN theo lĩnh vực, Thanh tra Chính phủ cùng toàn ngành Thanh tra đã tích cực xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn các cấp, các ngành; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn nghiệp vụ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật; tuyên truyền, hướng dẫn và phổ biến pháp luật về thanh tra, giải quyết KN,TC.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC còn một số tồn tại, bất cập. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức thực hiện pháp luật về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC trong cả nước có lúc, có nơi chưa được thống nhất, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nói chung và hoạt động thanh tra, giải quyết KN,TC nói riêng.

Xuất phát từ lý do nêu trên, chủ nhiệm đề tài cho biết, mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC trong bối cảnh thực hiện Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

"Để tăng cường QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều biện pháp. Trong đó, quan trọng nhất là các giải pháp về nhận thức và hoàn thiện cơ sở pháp lý của lĩnh vực công tác này. Bên cạnh đó, các cơ quan QLNN và đặc biệt là các cơ quan thanh tra Nhà nước phải tiến hành các giải pháp nhằm thực hiện tốt chức năng QLNN của mình trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành." TS. Nguyễn Tuấn Khanh khẳng định.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 nêu những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC; chương 2, ban chủ nhiệm bàn về thực trạng QLNN về công tác thanh tra và giải quyết KNTC. Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC là nội dung được đưa ra tại chương 3 của đề tài.

Kết luận buổi nghiệm thu, nguyên Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào nhận định, Ban Chủ nhiệm đã luận giải được tính cấp thiết, sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Xác định rõ được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Bên cạnh đó, phân tích và làm rõ được một số vấn đề lý luận về QLNN, về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC; phân tích, đánh giá được thực trạng các quy định của pháp luật về QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC và thực trạng thực hiện QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC.

Đề tài cũng chỉ rõ được những ưu điểm và kết quả đạt được, những hạn chế bất cập, nguyên nhân, vướng mắc nảy sinh trong thực tiễn QLNN về công tác thanh tra, giải quyết KN,TC cần tháo gỡ trong giai đoạn 2011-2017.

Tuy còn hạn chế,  nhưng báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài là một công trình khoa học có chất lượng tốt, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.

Sau khi hoàn thiện theo góp ý của Hội đồng, đề nghị Tổng Thanh tra cho nghiệm thu báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài để đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại xuất sắc.

Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm