Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Phối hợp giám sát và nâng cao hiệu quả giải quyết KN,TC ở cơ sở

Thứ tư, 12/11/2014 - 08:12

(Thanh tra) - Chiều qua (11/11), tại Trụ sở Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) diễn ra Lễ ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Thanh tra Chính phủ (TTCP), Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì.

Lãnh đạo 5 cơ quan thực hiện việc ký kết chương trình phối hợp. Ảnh: ND

Các đồng chí Vũ Trọng Kim, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng TTCP; Hà Hùng Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam đại điện cho 5 cơ quan tiến hành ký kết Chương trình phối hợp.

Mục đích của Chương trình phối hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân nâng cao nhận thức về pháp luật tiếp công dân, khiếu nại (KN) và giải quyết KN và giải quyết tố cáo (TC), hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia với chính quyền cùng cấp, nhất là cấp cơ sở trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về KN,TC. Đồng thời, thông qua phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn thư KN,TC nhất là các vụ việc phức tạp, đông người, kéo dài, các cơ quan sẽ nắm bắt tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của công dân phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết; kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết KN,TC ở cơ sở để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc giải quyết KN,TC từ cơ sở.

Chủ tịch MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi Lễ. Ảnh: ND

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Hiến pháp năm 2013 đã giao cho MTTQ Việt Nam nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội. Thời gian qua, với sự thống nhất của Chính phủ, MTTQ đã ký thỏa thuận với các bộ, ngành thực hiện việc giám sát trên một số lĩnh vực như: Tổng rà soát chính sách người có công; giám sát chính sách về bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp; thực hiện luật pháp về chất lượng và cung cấp đầu vào nông nghiệp… Việc ký kết chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết KN,TC ở cơ sở là nội dung được Quốc hội, Chính phủ, chính quyền các cấp quan tâm. Với tinh thần khẩn trương đáp ứng yêu cầu nhân dân và phục vụ kỳ họp Quốc hội, lễ ký kết thể hiện ý chí chính trị và phối hợp công tác giữa MTTQ Việt Nam và các bộ ngành nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 2013.

“Việc giám sát của MTTQ  và các tổ chức thành viên phải căn cứ vào pháp luật. Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Hội Luật gia Việt Nam là hai tổ chức đoàn thể quan trọng giúp MTTQ Việt Nam thực hiện công tác này”, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.

Đồng thời, Chủ tịch MTTQ Việt Nam cũng đề nghị ngay trong tháng 12/2014, các cơ quan tham gia chương trình phối hợp phải có kế hoạch triển khai công tác; sau 1 năm sẽ tiến hành sơ kết để có thể báo cáo với Quốc hội.

Lãnh đạo 5 cơ quan ký kết thành công chương trình phối hợp. Ảnh: ND

Theo nội dung phối hợp, các cơ quan sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân về pháp luật KN,TC; chủ động tham gia phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết các tranh chấp ngay tại cơ sở khi có mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân; tăng cường hoạt động giám sát của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ hòa giải ở cơ sở để phòng ngừa, hạn chế phát sinh các tranh chấp, KN,TC từ cơ sở; lựa chọn một số vụ việc KN,TC có dấu hiệu vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân; những vụ việc KN,TC đã có kết quả giải quyết của các cơ quan chức năng, có thẩm quyền nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới mà công dân vẫn tiếp tục KN,TC; những vụ việc KN,TC tồn đọng, kéo dài, vượt cấp, đông người, phức tạp, “điểm nóng” để xem xét, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về hướng xử lý, giải quyết; trao đổi, cung cấp thông tin về tình hình tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC; rà soát, đề xuất hoàn thiện và nâng cao chất lượng, tính khả thi của các chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KN,TC.

Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh: ND


Chương trình phối hợp cũng phân công cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan tham gia. Trong đó, TTCP phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của chương trình; chủ trì nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; chủ trì phối hợp trao đổi kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra, giám sát giải quyết KN,TC; thông qua kết luận và kiến nghị của đoàn giám sát, TTCP chỉ đạo các ngành chức năng và các cơ quan liên quan có trách nhiệm kịp thời thanh tra, kiểm tra lại hoặc phối  hợp giải quyết và trả lời bằng văn bản kết quả giải quyết cho đoàn giam sát và người khiếu nạo, tố cáo theo trình tự của pháp luật…

Đánh giá bên lề về Chương trình phối hợp, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết: Thực hiện Luật KN, Luật TC, tháng 8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho TTCP phối hợp với MTTQ Việt Nam và các cơ quan có liên quan cùng ký ban hành chương trình phối hợp trong công tác giải quyết KN, TC. Chương trình ký kết khởi đầu cho việc triển khai giám sát công tác giải quyết KN, TC tại cấp cơ sở. Là cơ quan quản lý Nhà nước giám sát việc giải quyết KN, TC, TTCP một mặt thực hiện chương trình phối hợp, mặt khác tiếp tục thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc để triển khai tốt Luật KN, Luật TC  và Luật Tiếp công dân. Đồng thời triển khai tốt chương trình phối hợp, giải quyết kịp thời việc KN, TC; giải quyết tất cả các tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Tính đến nay, TTCP đã và đang chủ trì việc giải quyết các vụ việc KN, TC tồn đọng, kéo dài và đã thực hiện trên 95%; những vụ việc còn lại tiếp tục rà soát, thực hiện kể cả những vụ việc phức tạp và  phát sinh mới…Chương trình phối hợp này sẽ giúp cho các cơ quan tổ chức phối hợp và thực hiện tốt  hơn nữa trong công tác giám sát và nâng cao hiệu quả giải quyết KN, TC tại cấp cơ sở.


Nguyễn Dung

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm