Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/01/2016 - 14:04
(Thanh tra) - Đó là một trong những đặc điểm của việc phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của Thanh tra Chính phủ (TTCP) được đưa ra tại Đề tài khoa học cấp cơ sở “Một số vấn đề về phát hiện tham nhũng qua hoạt động của TTCP” của bà Đậu Thị Hiền, Viện Khoa học Thanh tra, Chủ nhiệm Đề tài.
Chủ nhiệm Đề tài Đậu Thị Hiền trình bày Đề tài. Ảnh: TH
Trong những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có những chuyển biến tích cực. Các cơ quan Thanh tra Nhà nước nói chung và TTCP nới riêng đóng vai trò quan trọng trong công tác PCTN. Với chức năng, thẩm quyền của mình, TTCP đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ, thể chế về PCTN.
Bên cạnh đó, TTCP thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết tố cáo còn thực hiện việc phát hiện các hành vi tham nhũng, tiêu cực, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý. Tuy nhiên, việc phát hiện tham nhũng của TTCP vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác PCTN, qua thanh tra phát hiện vi phạm, kiến nghị xử lý về kinh tế với giá trị lớn nhưng ít phát hiện hành vi tham nhũng; cơ chế giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng chưa có hiệu quả, chưa khuyến khích được người dân phản ánh, tố giác các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, việc triển khai nghiên cứu Đề tài “Một số vấn đề về phát hiện tham nhũng qua hoạt động của TTCP” là cần thiết.
Ngoài phần mở đầu, Đề tài gồm 3 Chương, Chương 1: Một số vấn đề chung về phát hiện tham nhũng qua hoạt động của TTCP; Chương 2: Thực trạng quy định về việc phát hiện tham nhũng qua hoạt động của TTCP; Chương 3: Giải pháp, kiến nghị.
Theo Đề tài, phát hiện tham nhũng một mặt là việc tìm ra các dấu hiệu tội phạm tham nhũng, nghĩa là cần thông qua thủ tục tố tụng hình sự để chứng minh tham nhũng. Mặt khác việc phát hiện triệu chứng tham nhũng thì có thể thông qua công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ và kiểm toán, giám sát để nhìn nhận dưới dạng biểu hiện của tham nhũng. Qua đó, việc phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của TTCP là dự báo, phát hiện triệu chứng tham nhũng.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu. Ảnh: TH
Cũng theo Đề tài, phương thức phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của TTCP là thông qua hoạt động thanh tra; qua tiếp nhận tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng. Bên cạnh đó, việc phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của TTCP không mang tính chất chứng minh hành vi tham nhũng, mà chỉ mang tính chất “phát hiện dấu hiệu tham nhũng”. Thông qua các hoạt động của mình, nếu phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, cơ quan Thanh tra chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo thẩm quyền. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCP trong PCTN được thể hiện chủ yếu ở việc phòng ngừa tham nhũng. Đồng thời, thông qua việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, TTCP có cơ hội và điều kiện để thực hiện việc phát hiện tham nhũng.
Theo quy định của Luật PCTN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, TTCP có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật PCTN; trường hợp phát hiện hành vi tham nhũng thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
Vai trò của TTCP trong công tác PCTN được thể hiện ở các mặt: TTCP thực hiện quản lý Nhà nước về PCTN; TTCP thực hiện nhiệm vụ phát hiện, xử lý tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, xử lý tố cáo hành vi tham nhũng.
Đề tài cũng đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện tham nhũng của TTCP.
Theo đánh giá của Hội đồng Nghiệm thu, nội dung Đề tài nghiên cứu có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Về cơ bản các nội dung nghiên cứu mà đề tài đưa ra đã đáp ứng được phần nào các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Tuy nhiên, Hội đồng nghiệm thu cho rằng, phần lý luận của đề tài cần được phân tích sâu hơn để làm nổi bật vai trò của TTCP trong việc phát hiện tham nhũng.
Ngoài ra, cũng cần bổ sung, chỉnh sửa câu chữ, các tít trong Đề tài. Phần thực trạng cần bổ sung nguyên nhân của những tồn tại hạn chế. Bên cạnh đó, các giải pháp, kiến nghị không cần dàn trải nhiều mà chỉ cần tập trung những giải pháp khả thi.
Đề tài được Hội đồng nghiệm thu xếp loại Xuất sắc.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024(Thanh tra) - Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Kim Thành
08:57 13/12/2024Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình