Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 19/09/2014 - 20:26
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến tới 64 điểm cầu trong toàn quốc quán triệt triển khai Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, Luật Tiếp công dân và Nghị định 64 của Chính phủ về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) diễn ra sáng 19/9 tại Hà Nội.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chi đạo tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Dung
Tuyên truyền để công dân KN đúng
Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, để bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của công dân; Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến công tác chỉ đạo, hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm phục vụ công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC. Thời gian qua, công tác này đã được từng bước đi vào nề nếp và có nhiều tiến bộ. Quốc hội đã ban hành Luật KN, Luật TC, Luật Tiếp công dân, đặc biệt là Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 35 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết KN,TC.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, qua hội nghị này cần thống nhất nhận thức, quan điểm, cách làm để công tác này ngày một hoàn thiện và tốt hơn.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Thị Thuỷ trình bày báo cáo kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC năm 2014 và tình hình triển khai Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật Tiếp công dân và Nghị định số 64 của Chính phủ.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Dung
Hội nghị cũng nghe Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh đưa ra 10 nhiệm vụ, giải pháp trong Dự thảo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị, Luật Tiếp Công dân và Nghị định 64 của Chính phủ. Gồm có: Quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 35, Luật Tiếp công dân và Nghị định 64; hoàn thiện chính sách, pháp luật về KN,TC; thực hiện tốt chế độ tiếp công dân, xử lý đơn thư; tập trung giải quyết các vụ việc KN, TC theo thẩm quyền và các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; kiện toàn tổ chức, cán bộ tiếp công dân, giải quyết KN,TC; phối hợp xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc đông người, vượt cấp; tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước về KN,TC; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về KN,TC; xây dựng cơ sở vật chất cho Trụ sở Tiếp công dân; xây dựng cơ sở dữ liệu, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN,TC.
Các ý kiến đều nhất trí với nội dung kết quả thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết KN,TC và Dự thảo Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 35, Luật Tiếp công dân và Nghị định 64 của Chính phủ.
Các đại biểu cho biết, tại địa phương và bộ, ngành đã và đang triển khai, quán triệt Chỉ thị 35, Luật Tiếp công dân và Nghị định 64 tới cán bộ, công chức trong đơn vị; trang bị cơ bản cơ sở vật chất cho phòng tiếp công dân... Đồng thời, sắp xếp điều chỉnh cán bộ tiếp công dân có chất lượng tiếp nhận công việc tiếp công dân và giải quyết KN, TC sao cho kết quả tiếp công dân đạt hiệu quả tốt nhất.
Chia sẻ về tình hình KN tại địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Thu Thuỷ cho biết, các vụ việc KN,TC của tỉnh đã được chính quyền địa phương nỗ lực giải quyết. Tuy nhiên, vụ việc KN tại Dự án Khu công nghiệp Phước Đông (Bời Lời) vẫn chưa giải quyết dứt điểm do còn một số công dân chưa nhận đền bù, có hành vi chống đối. Mặc dù, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với UBND tỉnh tổ chức đối thoại với công dân song công dân vẫn không đồng thuận, nhất trí gây bức xúc cho cả chính quyền địa phương. Liên quan đến vụ việc này, bà Thuỷ cũng đề nghị cơ quan báo chí cần phản ánh đúng sự việc để tuyên truyền cho công dân được hiểu đúng và KN đúng.
Đồng quan điểm với bà Thuỷ, ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang bày tỏ, nhiều vụ việc khiếu kiện đông người, bức xúc có liên quan đến một số phần tử xấu, kích động cho công dân kéo ra các cơ quan Trung ương khiếu kiện dài ngày. Do vậy, cần hết sức quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để công dân hiểu và giảm bớt việc khiếu kiện, làm mất trật tự xã hội. Nhất là các cơ quan thông tin đại chúng, cần tuyên truyền cho dân hiểu về pháp luật, từ đó biết được việc khiếu kiện của mình đúng hay sai.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Nguyễn Dung
Đồng nhất ý kiến với đại diện 2 địa phương nói trên, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền địa phương phải đối thoại với dân bằng hết trách nhiệm. Tuy nhiên cần xử lý nghiêm những đối tượng gây rối, kích động. Với báo chí cần phải cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí để cơ quan báo nắm rõ chủ trương chính sách, từ đó tuyên truyền cho công dân hiểu đúng và KN đúng.
Tiếp dân tại cơ sở
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh cũng đặc biệt nhấn mạnh đến công tác tuyên truyền pháp luật. Nguyên nhân dẫn đến 70% vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, ngoài cơ chế chính sách ra, kiến thức am hiểu pháp luật của công dân còn nhiều hạn chế vì vậy tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật là rất quan trọng và cần thiết.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng đề xuất việc tiếp dân tại các cơ sở, địa phương để hạn chế lượng công dân tập trung tại các cơ quan Trung ương khiếu kiện. Nhất là những vụ việc khiếu kiện đông người, gây bức xúc. Cá biệt có những trường hợp là phần tử xấu, gây kích động bức xúc cho công dân; lợi dụng khiếu kiện, tố cáo để vu khống, nói xấu cán bộ, chính quyền. Đối với những trường hợp như vậy, cần có chế tài để xử lý để tránh ảnh hưởng xấu.
Chung quan điểm cần có chế tài, quy định đối với những trường KN,TC sai cũng như những vụ việc đã được giải quyết hết thẩm quyền thấu tình, đạt lý song công dân vẫn tiếp tục khiếu kiện, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cũng cho biết thêm, việc còn tới 40% KN có đúng có sai chứng tỏ việc giải quyết của chúng ta chưa hiệu quả dẫn đến KN, TC kéo dài, vượt cấp. “Nói là đã làm hết sức, nhưng việc vẫn còn KN vượt cấp như thế thì việc làm đó vẫn chưa tốt”, ông Hiển nhấn mạnh.
Ông Hiển đồng thời kiến nghị cần tập trung hạn chế tối đa tình trạng đơn thư vượt cấp; Thanh tra Chính phủ tăng cường thanh tra trách nhiệm hành chính, không nên giải quyết thay cho chính quyền địa phương; hạn chế việc chuyển đơn thư lòng vòng; cần quy định rõ đầu mối xử lí đơn thư và đầu mối giải quyết tập trung, tránh việc giải quyết không hiệu quả và gây bức xúc cho người dân; quan tâm hơn nữa việc đối thoại với công dân…
Phải đặt mình vào vị trí người đi khiếu kiện
Ghi nhận các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, hiện tại Thanh tra Chính phủ đang xây dựng cơ chế, chế tài về việc xử lý vi phạm trong việc thực hiện giải quyết KN,TC; thực hiện việc tiếp công dân theo Luật. Sắp tới, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Tổng Thanh tra sẽ xuống địa bàn trực tiếp đối thoại với công dân.
Tổng Thanh tra cũng chia sẻ, tình trạng đơn thư, KN vượt cấp ngày càng nhiều do tâm lý người dân cho rằng cấp càng cao thì giải quyết càng nhanh. Dẫn đến tình trạng này là do các cấp điạ phương giải quyết chưa dứt điểm, chưa tốt. Do vậy, Thanh tra Chính phủ sẽ tăng cường thanh tra trách nhiệm. Đồng thời, đề nghị cấp địa phương cần tăng cường thanh tra trách nhiệm tập thể, cá nhân để đánh giá, xử lý đối với những tập thể, cá nhân chưa làm tốt công tác này.
Liên quan đến việc chuyển đơn lòng vòng, Tổng Thanh tra cũng đề nghị các cấp chính quyền cần cập nhật kết quả giải quyết, báo cáo Thanh tra Chính phủ để Ban Tiếp dân Trung ương nắm bắt kịp thời, cùng phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết KN,TC cho công dân một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trách nhiệm giải quyết KN, TC của các cấp chính quyền địa phương chưa cao; nhận thức của một số địa phương đối với việc KN,TC kéo dài chưa đầy đủ dẫn đến tiến độ nhiều vụ việc kéo dài, không dứt điểm, còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm. Đặc biệt, ít cán bộ lãnh đạo trực tiếp đối thoại với dân, nói cho dân hiểu, dân nghe.
Bên cạnh đó, hiệu quả tiếp công dân còn hạn chế, sự phối hợp giữa các cơ quan còn chưa chặt chẽ, việc nhận đơn chuyển đơn chưa được theo dõi đến kết quả cuối cùng; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân còn chưa thường xuyên dẫn đến việc khiếu kiện còn sai, kéo dài.
Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyễn Dung
Phó Thủ tướng yêu cầu cán bộ cần đặt mình vào vị trí của người đi khiếu kiện để giải quyết đúng, hiệu quả. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 35, Luật Tiếp công dân và Nghị định 64 của Chính phủ. Từng địa phương phải có biện pháp để dân không tụ tập đông người, gây ảnh hưởng an ninh trật tự. Công dân tụ tập tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì Chủ tịch tỉnh phải trực tiếp ra đưa về; các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND các cấp tiếp công dân, đối thoại và thuyết phục công dân; các đoàn kiểm tra, thanh tra lắng nghe ý kiến của chính quyền địa phương, không vô hiệu hoá chính quyền địa phương, nhất là ý kiến của chủ tịch UBND các cấp. Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan hành chính quan tâm sắp xếp cán bộ có chất lượng tiếp công dân có hiệu quả; rà soát lại thủ tục hành chính, các dự án đất đai, chế độ đền bù đất đai; kiên trì vận động, giải thích thuyết phục, đối thoại với công dân; xử lý những cán bộ đảng viên vi phạm, kích động, xúi giục; lập hồ sơ xử lí về pháp luật đối với những đối tượng, phần tử kích động xúi giục công dân khiếu kiện; kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí một cách chính xác, yêu cầu báo chí cần tuyên truyền chính xác, trung thực; đề nghị Đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia phối hợp tuyên truyền, giải thích pháp luật cho công dân trong công tác giải quyết KN, TC; tiếp tục rà soát kiểm tra các vụ việc KN, TC kéo dài…
Phó Thủ tướng yêu cầu sau hội nghị, các địa phương, bộ ngành cần có hành động, kế hoạch cụ thể để thực hiện Chỉ thị 35, Luật Tiếp công dân và Nghị định 64; giao Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị, Luật Tiếp công dân và Nghị định 64 của Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội. Mục đích là phải tạo được sự chuyển biến lớn về nhận thức và hành động trong công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Nguyễn Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh