Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 22/02/2014 - 11:00
(Thanh tra) - Đó là ý kiến của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh tại cuộc họp về việc xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, diễn ra vào sáng 20/02, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ (TTCP).
Trình bày đề cương Dự thảo Nghị định tại cuộc họp, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Tuấn Anh cho biết, bên cạnh cơ sở pháp lý, Ban Soạn thảo còn căn cứ vào cơ sở thực tiễn nhằm nêu rõ sự cần thiết để xây dựng Nghị định. Từ việc tổng hợp kết quả thực hiện Chỉ thị 14 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 1130 của TTCP cho thấy, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật còn chưa được chú trọng, thiếu sự nhất quán và tiếng nói chung giữa các Sở, ban ngành có liên quan. Từ đó, dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc tồn đọng qua nhiều năm chưa giải quyết dứt điểm, hoặc do người dân bức xúc tiếp khiếu vượt cấp, hoặc khiếu nại sai do đã giải quyết hết thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Đề cương Dự thảo Nghị định được xây dựng cho người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Nội dung Dự thảo đề cập đến một số nội dung chính như: Các biện pháp tổ chức thực hiện; về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện; về trách nhiệm tổ chức thực hiện; xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trong đó, các biện pháp tổ chức thực hiện quy định rõ phân công trách nhiệm thực hiện; lập kế hoạch thực hiện; họp triển khai kế hoạch; ban hành quyết định xử lý; sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế quyết định hành chính; khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp; chuyển hồ sơ vụ việc khiếu nại; thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện.
Đối với nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện, dự thảo quy định về trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; hình thức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; báo cáo thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; yêu cầu cung cấp thông tin; kiểm tra tình hình thực hiện.
Đề cương Dự thảo cũng quy định trách nhiệm của TTCP; trách nhiệm của các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực trong công tác tổ chức thực hiện.
Trong việc xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật gồm các hành vi vi phạm; các hình thức xử lý; thẩm quyền và trình tự xử lý.
Tại cuộc họp, các đại biểu đa phần đánh giá cao sự khẩn trương, tích cực của Ban Soạn thảo và nhất trí với nội dung của đề cương. Đề nghị Ban Soạn thảo cần chi tiết hơn phần cơ sở thực tiễn và một số nội dung chính trong Đề cương Dự thảo. Đặc biệt, cần nâng cao việc xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Kết luận cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đề nghị Ban Soạn thảo tập trung sửa đổi, bổ sung thêm các ý kiến tại cuộc họp; nhấn mạnh đến mục tiêu của xây dựng Nghị định nhằm giải quyết dứt điểm vụ việc khiếu nại, bảo đảm được quyền lợi của người dân và đặt ra trách nhiệm đối với các cấp chính quyền.
Nguyễn Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, Thanh tra thành phố Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra cũng là một trong những phương thức thực hiện kiểm soát quyền lực Nhà nước trong hoạt động thanh tra.
Kim Thành
08:57 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành