00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhân lực trong hoạt động thanh tra

Thái Hải

Thứ sáu, 11/04/2025 - 13:50

(Thanh tra) - Là tên đề tài khoa cấp bộ do ThS Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức, cán bộ, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng tuyển chọn đề tài Thanh tra Chính phủ phê duyệt nghiên cứu.

ThS Nguyễn Thị Thu Huyền, chủ nhiệm đề tài. Ảnh: TH

ThS Nguyễn Thị Thu Huyền nhấn mạnh: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (nhân lực) ngành Thanh tra là một bộ phận quan trọng của nền hành chính Nhà nước nói chung và của ngành Thanh tra nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực có tính chất quyết định đến chất lượng của nền hành chính và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước.

Theo chủ nhiệm đề tài, thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng nhân lực của ngành đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về bản lĩnh chính trị, giỏi về năng lực chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ và liêm chính trong hoạt động công vụ là yêu cầu đặt ra đối với ngành Thanh tra trong giai đoạn tới.

Thực tiễn cho thấy, cơ quan, tổ chức nào trong bộ máy công vụ làm tốt công tác tổ chức, cán bộ; quản lý, sử dụng đúng, phù hợp phẩm chất, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức với nhu cầu, tính chất công việc, với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, thì giải phóng năng lực, phát huy tốt nhất những khả năng của cá nhân và tổ chức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.

Ngược lại, cơ quan, đơn vị nào quản lý, sử dụng không đúng người, đúng việc thì kìm hãm sự đóng góp, cống hiến của nguồn nhân lực, gây lãng phí, trì trệ, kém hiệu quả, thậm chí không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của cá nhân và chức năng, nhiệm vụ của tổ chức.

“Nhất là việc bố trí, sử dụng nhân lực không phù hợp ở các vị trí chủ chốt, quan trọng của bộ máy thì gây hậu quả nghiêm trọng, khó lường cho nền công vụ”, chủ nhiệm nhấn mạnh.

Đối với thực tiễn quản lý, sử dụng nhân lực trong hoạt động thanh tra cho thấy, việc tuyển chọn, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng công chức, viên chức nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có bản lĩnh chính trị và nghề nghiệp vững vàng; có đạo đức, tác phong tốt; có trình độ pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ cao. Việc chuẩn hóa yêu cầu về nghiệp vụ đối với các chức danh lãnh đạo như Chánh Thanh tra, Phó Chánh thanh tra… chưa được quan tâm thực hiện.

Riêng lực lượng công chức làm công tác thanh tra tại cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành còn mỏng, kinh nghiệm thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Điều kiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra chuyên ngành nhìn chung chưa bảo đảm.

Trong khi đó, trình độ và năng lực của đội ngũ công chức thanh tra hiện nay còn chưa đồng đều, tính chuyên nghiệp còn hạn chế và đặc biệt có một bộ phận công chức thiếu kỷ luật, kỷ cương chưa đảm bảo sự liêm chính trong thi hành nhiệm vụ được giao, như những trường hợp vi phạm phải xử lý hình sự xảy ra trong thời gian vừa qua.

“Điều này xuất phát từ việc lực lượng cán bộ ngành Thanh tra thiếu khả năng vận dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình thực thi công vụ; những công chức còn trẻ về tuổi đời, được đào tạo bài bản về chuyên môn thì thiếu kinh nghiệm trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và ứng xử trong công tác thanh tra”- chủ nhiệm cho biết.

Bên cạnh đó, một số công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, phong cách làm việc bảo thủ, không theo kịp với chủ trương "phục vụ Nhân dân"; cơ cấu đội ngũ công chức chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài; tình trạng thiếu đội ngũ kế cận giữa các thế hệ vẫn còn tồn tại; ngành Thanh tra còn thiếu đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, có thể đảm nhận những công việc có độ khó, phức tạp và tầm nhìn, như hoạch định chiến lược, chính sách…

Trong thời gian tới, với những định hướng và chỉ đạo của Bộ Chính trị về triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với “cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới”. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhân lực trong hoạt động thanh tra nhằm đáp ứng trọng tâm của cải cách bộ máy Chính phủ là xây dựng một hệ thống quản trị hiện đại, tập trung vào ba yếu tố cốt lõi: Hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả.

Với mục tiêu là phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về hiệu quả quản lý, sử dụng nhân lực trong hoạt động thanh tra, đề tài dự kiến nghiên cứu ba nội dung chính: Cơ sở lý luận vầ nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhân lực trong hoạt động thanh tra; Thực trạng quản lý, sử dụng nhân lực trong hoạt động thanh tra; Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhân lực trong hoạt động thanh tra.

Hội đồng phê duyệt đề tài đều đánh giá đề tài được chuẩn bị nghiêm túc, mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng, làm rõ được lý do cần nghiên cứu, nội dung nghiên cứu.

Theo TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, đề tài được chuẩn bị tốt, đã giải quyết được những nội dung nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu cần xác định rõ “trong cơ quan thanh tra”.

Đối với nội dung nghiên cứu 1 cần bổ sung yếu tố tác động của việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy các cơ quan thanh tra có tác động ra sao đối với công tác quản lý, sử dụng nhân lực. Nội dung 3 cần bổ sung quan điểm của việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhân lực trong hoạt động thanh tra.

TS Tạ Thu Thủy cho rằng, phạm vi nghiên cứu về thời gian nên bám sát vào việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra (từ năm 2015); phần tính cấp thiết nên bổ sung đánh giá tồn tại, hạn chế của pháp luật về quản lý, sử dụng nhân lực; đồng thời, nội dung 1 cần bổ sung các công cụ đánh giá như KPI, áp dụng công nghệ thông tin và cần làm rõ thêm quan niệm “hiệu quả quản lý, sử dụng nhân lực”.

Còn TS Lê Tiến Hào, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn đề nghị, đề tài cần bổ sung cập nhật các chỉ đạo, quy định mới liên quan đến ngành Thanh tra vì có tác động nhiều đến quản lý, sử dụng nhân lực trong cơ quan thanh tra. Đặc biệt chú trọng tinh thần khẩn trương triển khai đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lâm Đồng: Thanh tra chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc

Lâm Đồng: Thanh tra chuyển cơ quan điều tra 1 vụ việc

(Thanh tra) - Ngay từ đầu năm 2025, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2025 theo định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo hoạt động thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo. Đồng thời, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình, yêu cầu công tác quản lý chung của địa phương.

00:20 18/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm