Theo dõi Báo Thanh tra trên
Anh Tuấn
Thứ sáu, 12/01/2024 - 08:00
(Thanh tra)- Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2024, ông Phạm Ngọc Lai, Cục trưởng Cục Kiểm tra nội bộ (KTNB); Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, Tổng cục Thuế, cho biết, để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hệ thống KTNB của ngành Thuế sẽ tập trung vào 10 nội dung cụ thể.
Cục trưởng Phạm Ngọc Lai phát biểu tại hội nghị
Trong năm 2023, Cục đã tham mưu Tổng cục ban hành Công văn số 4101/TCT-KTNB ngày 08/11/2022 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch KTNB và công tác phòng chống tham nhũng năm 2023 đối với các đơn vị trong toàn ngành.
Các cục thuế địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch KTNB năm 2023 và áp dụng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro ban hành theo Quyết định số 1925/QĐ-TCT ngày 24/10/2014 và Quyết định số 2238/QĐ-TCT ngày 20/11/2015 của Tổng cục Thuế lựa chọn những đơn vị có điểm rủi ro cao và qua thực tế thực hiện đánh giá có nhiều rủi ro trong công tác quản lý thuế, quản lý nội ngành để đưa vào kế hoạch KTNB năm 2023.
Việc triển khai các cuộc KTNB theo kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, tập trung vào các lĩnh vực hay xảy ra sai phạm như: việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan Thuế, việc chấp hành quy định của pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng.
Việc xây dựng kế hoạch KTNB dựa trên các tiêu chí chấm điểm rủi ro đã xác định được phạm vi ưu tiên kiểm tra, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, đảm bảo tính khoa học và yếu tố khách quan trong quá trình xây dựng kế hoạch KTNB. Do đó, kết quả đã toàn ngành Thuế đã thực hiện 1.271 cuộc kiểm tra, đạt 108,8% kế hoạch.
Ông Phạm Ngọc Lai, Cục trưởng Cục KTNB; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng cho rằng, để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hoạt động hệ thống KTNB của ngành Thuế sẽ tập trung vào các nội dung cụ thể như sau:
Một là, đôn đốc toàn ngành thực hiện KTNB theo kế hoạch năm 2024. Trong quá trình kiểm tra thực hiện đúng quy chế, quy trình, văn bản quy phạm pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra để cuộc thanh tra, kiểm tra đạt chất lượng, đánh giá đúng thực trạng quản lý, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế, thiếu sót để từ đó rút ra bài học thực tiễn, đề ra biện pháp quản lý thích hợp, hiệu quả, chấn chỉnh khắc phục kịp thời các sai phạm.
Hai là, tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; kịp thời giải quyết dứt điểm, đúng quy định các vụ thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh, không để trở thành điểm nóng; Tăng cường trao đổi, phối hợp giữa các cơ quan tạo sự thống nhất trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài.
Ba là, đôn đốc và tổng hợp kết quả việc thực hiện các kiến nghị, kết luận qua công tác kiểm tra đối với cơ quan thuế các cấp đảm bảo 100% các nội dung kiến nghị, kết luận được cơ quan thuế thực hiện.
Bốn là, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Luật Khiếu nại, Luật Tiếp công dân và các văn bản quy định của trung ương, ngành về công tác tiếp dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại của công dân đúng thẩm quyền và thời gian, đảm bảo đơn khiếu nại được giải quyết theo qui định của pháp luật,đúng thời gian.
Năm là, tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại; kịp thời giải quyết dứt điểm, đúng quy định các vụ thuộc thẩm quyền ngay từ khi mới phát sinh, không để trở thành điểm nóng.
Sáu là, tiếp tục tổng hợp, đánh giá tình hình thực tế công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại toàn ngành, những mặt hạn chế, rà soát công tác giải quyết khiếu nại, tiếp công dân đối với các địa phương có nhiều tồn tại, phát sinh nhiều đơn khiếu nại lần 2, đơn vượt cấp để từ đó có những biện pháp chỉ đạo, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
Bảy là, thực hiện phân tích, đánh giá và rà soát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, trên cơ sở báo cáo của cơ quan thuế các cấp và phần mềm ứng dụng KTNB từ đó xác định rủi ro để báo cáo Tổng cục tiến hành kiểm tra trực tiếp một số đơn vị cũng như chỉ đạo cơ quan thuế các cấp thực hiện kiểm tra.
Tám là, thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn thư tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Chín là, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hoá các nội dung chương trình hành động về phòng, chống tham nhũng gắn với từng lĩnh vực, chức trách, nhiệm vụ công tác cụ thể của cán bộ, công chức trong đó đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong việc để xảy ra tiêu cực tham nhũng trong đơn vị, hoặc lĩnh vực công tác do mình phụ trách.
Mười là, tổ chức bốc thăm lựa chọn người được xác minh tài sản thu nhập hằng năm. Thành lập các tổ xác minh tài sản thu nhập theo kế hoạch phê duyệt của Bộ Tài chính.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 21/11, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Dương Quốc Huy chủ trì buổi công bố các quyết định về luân chuyển, điều động, bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý.
Phương Hiếu
16:23 21/11/2024(Thanh tra) - Năm 2024, Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đã triển khai 18 cuộc thanh tra hành chính đối với 30 tổ chức; kiến nghị thu hồi số lợi bất hợp pháp 19.786.096.099 đồng đối với 6 tổ chức, 1 cá nhân.
LA
16:00 21/11/2024Trung Hà
14:02 21/11/2024Lê Phương
13:06 21/11/2024Phương Anh
12:12 21/11/2024Phương Anh
Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam