Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Không quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính trong doanh nghiệp Nhà nước

Thái Hải

Thứ năm, 14/05/2020 - 13:59

(Thanh tra) - Đó là ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp góp ý cho Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại do Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh chủ trì ngày 14/5.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: TH

Đại diện Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình giao Tổng Thanh tra chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan trao đổi, làm rõ ý kiến khác nhau, thống nhất hướng giải quyết về quy định thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong doanh nghiệp Nhà nước tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.

Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan tham dự cuộc họp đã thống nhất không quy định việc khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại hành chính, hành vi hành chính trong doanh nghiệp Nhà nước trong Dự thảo Nghị định.

Đồng thời chỉnh lý lại các điều, khoản có liên quan. Cụ thể, tại Điểm a, Khoản 1 Dự thảo Nghị định; Khoản 2, Điều 3 về khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập (lược bỏ cụm từ "doanh nghiệp Nhà nước").

Tên Chương III: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong đơn vị sự nghiệp công lập (lược bỏ cụm từ "doanh nghiệp Nhà nước").

Chỉnh lý lại tên gọi và nội dung tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 13 Dự thảo như sau:

"Điều 13. Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập.

1. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập là việc công dân, cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức, người lao động trong sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là người khiếu nại) theo thủ tục được quy định tại Luật Khiếu nại và Nghị định này đề nghị đơn vị sự nghiệp công lập, người có thẩm quyền trong đơn vị sự nghiệp công lập xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền giải quyết khiếu nại khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp.

3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp có thẩm quyết giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính mà người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cấp dưới đã giải quyết mà còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan Nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

Khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

4. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại và Nghị định này”.

Các đại biểu cũng thống nhất chỉnh lý tên điều và nội dung Điều 14 như sau:

Điều 14: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật trong đơn vị sự nghiệp công lập (bãi bỏ cụm từ "của công chức, viên chức" và cụm từ "người lao động trong doanh nghiệp Nhà nước".

1. Việc khiếu nại quyết định kỷ lụật cán bộ, công chức, viên chức; thời hiệu khiếu nại; thời hạn giải quỵết khiếu nại; thẩm quyền giải quyết khiếu nại; trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức (bỏ cụm từ "tại Chương IV của Luật Khiếu nại và Nghị định này").

2. Khiếu nại quyết định kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công (bỏ cụm câu “người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ là người có thẩm quyền giải quyết”).

Đồng thời, chỉnh lý nội dung Điều 42 như sau:

“Điều 42. Hiệu lực thi hành - Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày… tháng… năm 2020 và thay thế Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại.

Việc giải quyết khiếu nại trong doanh nghiệp Nhà nước liên quan đến quan hệ lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật giải quyết khiếu nại về lao động”.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đánh giá cao ý kiến góp ý của các đại biểu. Đồng thời, đề nghị Vụ Pháp chế tiếp thu các ý kiến và hoàn chỉnh báo cáo góp ý về Dự thảo Nghị định trình Phó Thủ tướng xem xét, quyết định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam: Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam: Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.

Lâm Ánh

15:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm