Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội chính thức thanh tra vụ đập bỏ Công viên nước Thanh Hà

Thứ năm, 20/02/2020 - 10:53

Thanh tra TP Hà Nội chính thức lập đoàn thanh tra, làm rõ trách nhiệm các bên liên quan để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình xử lý cưỡng chế Công viên nước Thanh Hà.

Công viên nước Thanh Hà bị cưỡng chế trước Tết Nguyên đán

Thực hiện chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Thanh tra TP Hà Nội vừa ra Quyết định thanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra xây dựng trái phép và quá trình xử lý cưỡng chế tại Công viên nước Thanh Hà tại phương Phú Lương, quận Hà Đông.

Đoàn Thanh tra TP Hà Nội gồm 5 người, có nhiệm vụ tổ chức thanh tra trách nhiệm của UBND phường Phú Lương, UBND quận Hà Đông để xảy ra việc xây dựng trái phép Công viên nước Thanh Hà; quy trình, thủ tục thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật; thời gian thanh tra từ ngày công bố quyết định đến 29/2.

Cũng liên quan đến vụ việc trên, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản nêu rõ, đã nhận được đơn kiến nghị của chủ đầu cư Công viên nước Thanh Hà; Văn phòng Chính phủ chuyển đơn này tới UBND TP Hà Nội để xem xét, giải quyết theo quy định.

Xung quanh sự việc cưỡng chế Công viên nước Thanh Hà, dư luận đang tranh luận xung quanh việc hoạt động thực thi công vụ của UBND phường Phú Lương và UBND quận Hà Đông là “tháo dỡ” hay “phá dỡ” khiến toàn máy móc, thiết bị trong khuôn viên công viên không thể sử dụng được.

Liên quan đến vụ việc, ông Đinh Xuân Thảo - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội nêu quan điểm dù tháo dỡ hay phá dỡ cũng không phải là việc đập phá, phá hủy công trình vi phạm.

“Trong vụ việc này, theo tôi cách thực hiện của lực lượng cưỡng chế là không đúng, vì không pháp luật nào cho phép anh phá dỡ theo nghĩa là đập phá”, ông Đinh Xuân Thảo nói.

Theo ông Đinh Xuân Thảo cho dù theo Luật Xử lý vi phạm hành chính hay theo các Nghị định hướng dẫn thi hành nếu dùng từ tháo dỡ hay pháp dỡ cũng tuyệt đối không được đập phá, hủy hoại tài sản, trang thiết bị gắn liền với công trình vi phạm. Thậm chí, lực lượng cưỡng chế có trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài sản liên quan đến công trình bị cưỡng chế.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (Phó Ban Dân nguyện của Quốc hội) cho hay, trước khi bị cưỡng chế phía chủ đầu tư Công viên nước Thanh Hà đã tiến hành tháo dỡ các hạng mục theo yêu cầu. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng đã có văn bản đề nghị chính quyền địa phương cho thời gian để các chuyên gia nước ngoài đến tháo dỡ các hạng mục.

“Nếu quận Hà Đông đã nhận được các văn bản đó thì quá trình cưỡng chế cần phải có sự cân nhắc kỹ. Việc lực lượng cưỡng chế quận Hà Đông phá dỡ Công viên nước Thanh Hà đến mức như hiện nay là không cần thiết. Họ phá dỡ thành một đống ngổn ngang như vậy nhìn rất phản cảm”, ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Phó Chủ nhiệm Ban Dân nguyện của Quốc hội cho rằng, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng nếu chủ đầu tư vi phạm thì chính quyền áp dụng các quy định buộc phải khắc phục hậu quả, chứ không được phá tài sản đến mức không sử dụng được.

“Công trình vi phạm mà anh cố tình không phá dỡ, buộc nhà nước phải cưỡng chế, thì anh còn mất thêm tiền. Tuy nhiên, hệ thống máy móc, thiết bị vẫn phải bảo đảm cho người ta; nó vẫn là tài sản của chủ đầu tư, nên anh không được phá hủy”, ông Nhưỡng nói thêm.

Trước đó, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết, quận này đang xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý xây dựng và cá nhân có liên quan đến công trình này. “Chúng tôi đang xem xét các đơn vị có liên qua và sai đến đâu, trách nhiệm đến đâu sẽ xử lý đến đó”, ông Ngọc nói.

Theo Quang Phong/Dân Trí

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm