00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất

Thái Hải

Thứ ba, 25/03/2025 - 18:03

(Thanh tra) - Là đề tài khoa học cấp bộ do TS Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra làm Chủ nhiệm, vừa được hội đồng khoa học Thanh tra Chính phủ phê duyệt nghiên cứu.

TS Tạ Thu Thủy - chủ nhiệm đề tài trình bày nội dung. Ảnh: TH

TS Tạ Thu Thủy cho rằng, trong những năm qua, có nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất.

“Có nhiều kết luận thanh tra đã công bố nhưng không thể triển khai thi hành, kéo dài thời gian thực hiện dẫn đến lãng phí nguồn lực. Nhiều kết luận thanh tra phát hiện ra các sai phạm, vi phạm pháp luật về đầu tư, đất đai có giá trị rất lớn, trong thời gian dài, việc khắc phục và xử lý gặp nhiều khó khăn” - chủ nhiệm đề tài nói.

Theo chủ nhiệm đề tài, có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất như: Một số nội dung kiến nghị xử lý kinh tế, xử lý trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vi phạm pháp luật về đầu tư, đất đai trong kết luận thanh tra chưa bám sát thực tiễn, tính pháp lý chưa đầy đủ và thuyết phục.

Bên cạnh đó, kết luận thanh tra liên quan đến nhiều chủ thể nên việc thực hiện đòi hỏi mất nhiều thời gian và kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất thường có phạm vi rộng, thời kỳ thanh tra dài, nội dung thanh tra phức tạp, có những vi phạm xảy ra đã lâu, có dự án từ 10-15 năm, xuất phát từ lỗi của nhà đầu tư nhưng lại liên quan đến đối tượng thứ ba, hay có tổ chức pháp nhân đã giải thể, cá nhân cũng đã chết.

Ngoài ra, sự phối hợp của các cơ quan chức năng như thanh tra, kiểm tra, thuế, ngân hàng, công an trong việc đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất chưa được chặt chẽ và đồng bộ, khó dứt điểm.

Để xử lý khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất, một trong những nguyên tắc được xác định là “nắm chắc tình hình thực tế, chỉ rõ điều, khoản, văn bản pháp luật liên quan, thẩm quyền giải quyết thuộc cấp nào, phương án xử lý, tháo gỡ để bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân nhưng không hợp thức hoá sai phạm”.

Mặt khác, cần thiết phải phân loại, lập danh mục nhóm vướng mắc sẽ được giải quyết sau khi những văn bản, quy định mới về pháp luật đất đai có hiệu lực; nhóm vướng mắc thuộc thẩm quyền của địa phương; nhóm vướng mắc thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; nhóm vướng mắc thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội.

Theo đó, bên cạnh việc tổng kết thực tiễn, để có luận cứ khoa học đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất, cần thiết phải có nghiên cứu sâu hơn tiếp cận từ những góc nhìn về lý luận, pháp lý, thực tiễn về vấn đề này.

Trên cơ sở mục tiêu chung là đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất, đề tài dự kiến triển khai 3 nội dung: Những vấn đề chung về xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất; Thực trạng chính sách, pháp luật và thực tiễn xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất; Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện xử lý khó khăn, vướng mắc trong thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất.

Phát biểu góp ý cho đề tài, ThS Hoàng Hưng, Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ cho rằng, nội dung nghiên cứu có tính mới, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Theo ông Hưng, thực tế cho thấy tồn đọng kết luận thanh tra tại Thanh tra Chính phủ ngày càng nhiều mà không thể kết thúc.

Về phạm vi nghiên cứu, đề tài cần giới hạn trong khoảng thời gian 10 năm, để từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị cho các địa phương tham khảo. Kết quả nghiên cứu của đề tài nên mở rộng cách tiếp cận xa hơn so với đề án của Quốc hội.

Theo ThS Văn Tiến Mai, Phó Cục trưởng Cục V, Thanh tra Chính phủ, về cơ bản, đề tài đã đề cập tới vấn đề có tính thời sự và có nhiều nguyên nhân dẫn đến vướng mắc, khó khăn thực hiện kết luận thanh tra. Vì vậy, đề tài cần được nghiên cứu tổng thể, phân định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trong thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất.

Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm sự phối hợp về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong thực hiện kết luận thanh tra liên quan đến dự án có sử dụng đất.

Đồng tình với các ý kiến góp ý, TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra yêu cầu đề tài nên bổ sung thêm nhiều cộng tác viên làm việc tại các cục, vụ thuộc Thanh tra Chính phủ để đảm bảo đầy đủ thông tin, số liệu.

Phần nội dung 1 cần được tiếp cận tổng thể lý luận, từ đó nội dung 2 đánh giá, tổng hợp theo nhóm vấn đề. Nội dung 3, các giải pháp và kiến nghị được đưa ra cần mang tính điển hình để áp dụng cho các dụ án cụ thể.

Phát biểu tại hội nghị, TS Nguyễn Văn Thanh, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng thuyết minh đề tài nhấn mạnh việc nghiên cứu đề tài là cần thiết. Tuy nhiên, để kết quả nghiên cứu có tính khả thi, cần tập trung, giới hạn rõ xử lý vướng mắc, khó khăn liên quan đến đất đai trong thực hiện kết luận thanh tra. Trên cơ sở đó, đề tài thay đổi phạm vi, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu để phù hợp với tình hình mới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ngành Thanh tra Thanh Hóa phát hiện vi phạm hơn 4 tỷ đồng trong quý I

Ngành Thanh tra Thanh Hóa phát hiện vi phạm hơn 4 tỷ đồng trong quý I

(Thanh tra) - Trong quý I năm 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đạt kết quả đáng khích lệ.

Văn Thanh

13:03 30/03/2025
Quảng Nam tăng cường công tác thanh tra, xử lý nhiều sai phạm trong quý I/2025

Quảng Nam tăng cường công tác thanh tra, xử lý nhiều sai phạm trong quý I/2025

(Thanh tra) - Trong 3 tháng đầu năm, Thanh tra tỉnh Quảng Nam đã triển khai 88 cuộc thanh tra hành chính, phát hiện sai phạm tài chính lên đến 19,62 tỷ đồng. Qua đó, cơ quan thanh tra đã kiến nghị thu hồi 1,44 tỷ đồng nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời yêu cầu điều chỉnh, xử lý tài chính với tổng số tiền 18,17 tỷ đồng. Đặc biệt, Thanh tra tỉnh đã chuyển một vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra để xem xét theo thẩm quyền, cho thấy sự quyết liệt trong xử lý vi phạm.

Thanh Nhung

06:04 29/03/2025

Tin mới nhất

Xem thêm