Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 17/07/2014 - 20:56
(Thanh tra)- Sáng 17/7, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ đã diễn ra buổi họp về Dự thảo Nghị định thực hiện kết luận sau thanh tra. Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng chỉ đạo buổi họp.
Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng chỉ đạo buổi họp. Ảnh: Hoàng Long
Luật Thanh tra 2010 quy định về việc xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra, xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong đó quy định: Thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra. Người có trách nhiệm thực xử lý kết luận thanh tra mà không xử lý hoặc xử lý không đầy đủ thì bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các quy định trên là rất khái quát, chỉ mang tính nguyên tắc về việc xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra.
Bên cạnh đó, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra năm 2010 đã có 1 chương quy định về trách nhiệm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra, cơ quan thanh tra Nhà nước, được giao quyền thực hiện chức năng thanh tra và chức năng đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra. Tuy nhiên, các quy định trên chưa cụ thể, nhất là về trình tự, thủ tục, thời hạn. Đặc biệt là các quy định trên thiếu các chế tài và biện pháp bảo đảm việc thực hiện kết luận thanh tra.
Thực tiễn nhiều năm cũng cho thấy việc thực hiện kết luận thanh tra hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, vẫn là một khâu yếu, tác động tiêu cực đến việc nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, gây nhiều bức xúc trong dư luận. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất của thực trạng trên là do các quy định về xử lý sau thanh tra còn nhiều bất cập.
Việc ban hành Nghị định của Chính phủ về việc thực hiện kết luận thanh tra được xây dựng nhằm mục đích hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý để đưa Luật Thanh tra vào thực tiễn, hỗ trợ cho công tác thanh tra.
Về cơ bản, Nghị định về thực hiện kết luận thanh tra được xây dựng dựa trên nguyên tắc xây dựng theo hướng củng cố, nâng cao hiệu quả các quy định hiện hành về thực hiện kết luận thanh tra; tuân thủ các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và thống nhất với các nghị định hướng dẫn thi hành. Nghị định cũng tập trung giải quyết những vấn đề bất cập đang đặt ra từ thực tiễn thực hiện kết luận thanh tra, đảm bảo các quy định của pháp luật.
Trong buổi họp, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng đã yêu cầu sửa đổi một số điểm, nội dung tên gọi của các chương, điều trong Dự thảo Nghị định sao cho hợp lý nhất với tinh thần chính xác, chặt chẽ, đầy đủ và đảm bảo các yếu tố như tuân thủ Luật Thanh tra 2010 và các quy định của pháp luật.
Phó Tổng Thanh tra cũng yêu cầu Tổ Biên tập cần tập trung thực hiện việc xây dựng Dự thảo Nghị định một cách nghiêm túc, bảo đảm thời gian và chất lượng nội dung để trình Chính phủ phê duyệt đúng hạn định.
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình