Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Định hướng thanh tra có trọng tâm, trọng điểm

Thanh Thanh

Thứ ba, 19/07/2022 - 06:35

(Thanh tra) - Năm 2022, công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Bộ Ngoại giao tiếp tục bám sát định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ, có trọng tâm, trọng điểm và tính đến yếu tố diễn biến của dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Ngoại giao cũng đã hoàn thành việc xây dựng và ban hành kết luận thanh tra đối với cuộc thanh tra năm 2021; công tác theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, giúp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra.

Thực hiện nghiêm túc chương trình thanh tra

Việc triển khai thực hiện đúng định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra của các bộ, ngành Trung ương và địa phương trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là các cuộc thanh tra về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 luôn được Thanh tra bộ thực hiện nghiêm túc.

Thanh tra bộ đã tiến hành cuộc thanh tra chuyên đề tại Cục Quản trị Tài vụ, có nội dung thanh tra về việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kít xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19; việc sử dụng các nguồn kinh phí phòng, chống dịch, giai đoạn từ 1/1/2020 - 31/12/2021.

Kết quả thanh tra nêu rõ, cục đã cơ bản tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, qua thanh tra, cũng đã phát hiện 9/80 gói thầu, được triển khai đầu năm 2020, thời điểm bắt đầu xuất hiện dịch bệnh, chưa đầy đủ theo quy định.

Thanh tra bộ đã kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao yêu cầu cục rà soát, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu liên quan; tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo và tham mưu, tổ chức triển khai các hoạt động mua sắm và phun khử khuẩn của các cá nhân có liên quan của cục.

Giải quyết kịp thời đơn KNTC

Do đặc thù của lĩnh vực đối ngoại, số lượng, nội dung và tính chất đơn KNTC không nhiều, ít phức tạp, phần lớn không thuộc thẩm quyền. Mặc dù vậy, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC tiếp tục được lãnh đạo Bộ Ngoại giao coi trọng, tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, không để tồn đọng, kéo dài, vượt cấp.

Tại Bộ Ngoại giao, trong nhiều năm qua, không có các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài; công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC luôn được Bộ Ngoại giao chú trọng, thường xuyên chỉ đạo, triển khai kịp thời bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hiệu quả; việc cập nhật đơn vào Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về KNTC để phục vụ cho công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết KNTC được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, đúng quy định.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Bộ Ngoại giao nhận được 45 đơn; 42/45 đơn đã xử lý; trong đó, số vụ việc đủ điều kiện xử lý là 26/45.

Bộ Ngoại giao giải quyết vụ việc theo quy định sau khi tiếp công dân đến đưa đơn phản ánh tình hình mất đoàn kết trong cộng đồng người Việt Nam tại Ma Cao (Trung Quốc) và công tác cộng đồng tại 1 cơ quan đại diện.

Công tác PCTN được triển khai có hiệu quả

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, công tác PCTN được Bộ Ngoại giao triển khai nghiêm túc, hiệu quả thông qua việc phổ biến, quán triệt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về PCTN tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của bộ; xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản liên quan đến PCTN; thực hiện có hiệu quả một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc về PCTN luôn được triển khai nghiêm túc, thường xuyên.

Là cơ quan thường trực của bộ về PCTN, Thanh tra Bộ Ngoại giao đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Bộ Ngoại giao về PCTN, tiêu cực; tổ chức triển khai các kế hoạch thanh tra năm 2022, trong đó có nội dung kiểm tra chuyên đề về PCTN, tiêu cực.

Liên quan đến vụ việc “đưa hối lộ, nhận hối lộ” để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước, xảy ra tại Cục Lãnh sự và một số cơ quan liên quan từ hồi đầu năm 2022, Bộ Ngoại giao đã và đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc trên tinh thần vi phạm đến đâu sẽ xử lý đến đó theo đúng quy định của pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về PCTN, Bộ Ngoại giao cũng đã tích cực phối hợp với Thanh tra Chính phủ thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng; đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao trong việc đề nghị Singapore tương trợ tư pháp về hình sự đối với vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ở Bệnh viện K.

Tin tưởng vào sự quyết tâm của Đảng trong công cuộc PCTN

Trong thời gian tới, công tác thanh tra sẽ tiếp tục tập trung triển khai thanh tra hành chính đối với 4 đơn vị thuộc bộ, 4 cơ quan đại diện và 5 địa phương theo kế hoạch; đồng thời, tập trung ban hành kết luận thanh tra của các đoàn đã được triển khai trong tháng 5 và tháng 6/2022; theo dõi đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra.

Bên cạnh đó, Thanh tra bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất nội dung thanh tra phục vụ xây dựng định hướng chương trình thanh tra năm 2023 và kế hoạch thanh tra năm 2023 gửi Thanh tra Chính phủ; kiện toàn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra nhằm đảm bảo năng lực khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Triển khai thực hiện hiệu quả các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chế độ báo cáo; cập nhật thông tin trên hệ thống Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về giải quyết KNTC; ban hành quy chế và nội quy tiếp công dân của Bộ Ngoại giao; tăng cường phổ biến, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC cho cán bộ, công chức trong Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo sự tự giác, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ, từ đó để nhân dân tin tưởng vào sự quyết tâm và sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc PCTN.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam: Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Nam: Thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 2,5 tỷ đồng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.

Lâm Ánh

15:43 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm